Nên tắm cho chó bằng dầu gội, sữa tắm của người không? Chó mới đẻ có tắm được không? Pet Icon hướng dẫn cách tắm cho chó đúng cách trong bài viết này.

Dùng dầu gội, sữa tắm của người cho chó có được không?

Với hơn 9 năm kinh nghiệm giảng dạy các khóa học grooming chăm sóc thú cưng, Pet Icon đủ tự tin khẳng định với các bạn là mình không nên sử dụng dầu gội hay sữa tắm của người cho thú cưng. Vì các nguyên nhân sau đây:

➡ Xét về độ PH trên da chó và da người

Độ PH của da người và da chó là hoàn toàn toàn khác nhau. Da chó có độ kiềm cao hơn, da người lại thiên về tính axit. Do đó, các hãng dầu gội, sữa tắm của người sẽ ưu tiên sản xuất các sản phẩm có độ pH từ 5 – 5.5 để người tiêu dùng cảm thấy thư giãn, thoải mái nhất khi tắm. 

Trong khi đó, mỗi giống chó lại cũng có một độ pH khác nhau, như là:

  • Da chó cái có tính axit nên thường có pH tầm 5.5.
  • Da chó đực lại có tính axit yếu với độ pH là khoảng 6.5.
  • Da chó con thì độ pH là khoảng 7.2.
  • Da giống chó cảnh nhỏ có pH tầm 7.5. 

➡ Xét về thành phần trong sữa tắm:

Mặc dù sử dụng sữa tắm của người cho chó thì sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng có thể gây hại cho da, lông các bé. Thông thường trong sữa tắm của người sẽ có các chất làm sạch, giữ ẩm, dưỡng trắng da và có hương liệu. Chính các thành phần này có thể gây kích ứng cho các bé. 

Bên cạnh đó, sữa tắm của cún cưng không chỉ dùng để làm sạch mà còn cần có các chất đặc trị, hỗ trợ mềm lông, giữ được màu cho lông chó. Những điều này, sữa tắm của người không đáp ứng được. Ví dụ như:

  • Chó lông trắng lên dùng sữa tắm dành riêng cho chó lông trắng tránh làm ố vàng lông của chúng. Chó có bộ lông màu thì dùng sữa tắm giúp giữ màu lông và chống bạc màu…
  • Tùy giống chó và tình trạng sức khoẻ của các em mà chúng ta cần chọn một loại sữa tắm khác nhau: Sữa tắm cho chó trưởng thành, sữa tắm dành riêng cho có con, chó lông trắng, lông màu, chó lông dài, chó lông ngắn… Các em cún bị viêm da, rụng lông, ve rận, ghẻ lở, bị nặng mùi hôi… thì lại cần loại sữa tắm đặc trị hơn. 

➡ Những bệnh chó cưng có thể mắc phải nếu sử dụng sữa tắm của người

Nếu sử dụng dầu gội, sữa tắm và đặc biệt là xà bông cục (tính kiềm rất cao) của người cho chó nhẹ thì các em chỉ bị rụng lông, khô da và nặng hơn có thể bị mất lớp dầu nhờn bảo vệ da gây nên tình trạng viêm da, bị dị ứng, da bong tróc, lông rụng thành từng mảng… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng.

Nói tóm lại, các bạn không nên sử dụng dầu gội, sữa tắm và đặc biệt là xà bông cục của người để tắm cho chó nhé. Tốt hơn hết là bạn nên lựa chọn sữa tắm chuyên dụng, phù hợp với tình chất, màu lông và sức khỏe riêng cho mỗi em cún yêu.

Hướng dẫn cách tắm chó đúng cách 

1. Chuẩn bị trước khi tắm cho chó

Trước khi tắm bạn cần:

  • Cho chó, đặc biệt là chó con, tắm trong phòng tắm để đảm bảo nhiệt độ thích hợp, tránh trường hợp ngoài trời nắng nóng quá mức.
  • Nhét bông gòn thật khéo vào tai cún giúp hạn chế bị nước vào tai khi tắm.
  • Chuẩn bị thảm cao su cho chó đứng khi tắm, tránh tình trạng trơn trượt làm chó bị hoảng loạn.
  • Cắt móng chân gọn gàng.
  • Chuẩn bị sẵn sàng thuốc mỡ chuyên dụng dùng để sơ cứu nếu chẳng may sữa tắm rơi vào mắt chó.  
  • Sử dụng vòi nước hoặc vòi hoa sen mà bạn dễ dàng kiểm soát được lượng nước.

2. Cách bước tắm cho chó đúng cách không bị hôi

Bước 1: Chải lông thật kỹ bằng lược gỡ rối, các sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ bớt bụi bẩn, tránh tình trạng vón lông.

Bước 2: Lau thật nhẹ nhàng vành tai cún bằng khăn ấm giúp loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Sử dụng nước có nhiệt độ thích hợp để làm ướt lông, tạo bọt thật kỹ sữa tắm dành riêng cho cún. Sau đó, bắt đầu tắm cho cún từ dưới chân lên phần thân trên. 

Trong quá trình tắm, tánh xịt nước mạnh, trực tiếp lên tai, mắt hay mũi của thú cưng nhé. Dùng đệm thịt ở đầu ngón tay gãi nhẹ giúp cún đỡ ngứa, cũng như giúp sữa tắm thấm đều khắp cơ thể loại bỏ bụi bẩn bám trên lông. Sau đó, bạn dùng nước sạch xối rửa sạch phần sữa tắm. 

Mỗi lần, bạn nên tắm cho cún yêu 2 lần bằng sữa tắm nhé, như vậy sẽ đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn và giúp chúng thơm lâu hơn nữa đấy.

Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng dầu xả chuyên dụng để giúp lông cún được mềm mượt, tránh bị xơ rối.

Bước 3: Dùng khăn khô dễ thấm hút để lau nhẹ nhàng cho chó theo chiều từ trên xuống. Sau đó, bạn sấy thật khô lông và dùng tăm bông để vệ sinh lại tai một lần nữa.

Các em cún bị ẩm lông sẽ rất dễ mắc nấm hay bị nhiễm lạnh ảnh hưởng tới hô hấp.

Ở bước này, bạn có thể sử dụng thêm xịt dưỡng True Iconic chuyên dụng để giúp các em giữ mùi thơm lâu hơn.

Một số lưu ý cần biết để tắm chó đúng cách

1. Lựa chọn thời điểm thích hợp để tắm cho chó

Bạn nên tắm cho chó sau khi chúng đã đi vệ sinh, lúc chúng đang đói. Hoặc bất cứ lúc nào khi cơ thể chúng quá dơ, bám nhiều bụi bẩn, bốc mùi vì tăng tiết bã nhờn, có dịch nhầy hay bị vật khác lạ bám trên da và lông…

Đối với các em chó mới tập tắm bạn nên thao tác thật nhẹ nhàng và tắm thật nhanh để các em dễ dàng thích nghi hơn.

Bạn nên tắm cho chó trước mỗi kỳ tiêm vaccine để đảm bảo an toàn. Vì sau khi vừa tiêm vaccine cơ thể chó rất dễ cảm lạnh, sức đề kháng có thể bị suy giảm, không thích hợp để tắm. Đối với chó con chỉ nên tắm sau khi sinh khoảng 2 tháng hoặc là sau khi tiêm phòng từ 2 tuần trở lên. 

Nếu chó nhà bạn đang bị ốm hoặc có dấu hiệu nghi bị ốm bạn tuyệt đối không nên tắm cho các em vì chỉ làm cho bệnh tình của chúng trở nên tệ hơn mà thôi. 

Bạn không nên tắm cho chó cái khi chúng đang ở trong kỳ động dục chuẩn bị phối giống, vì lúc này cơ thể cún sẽ có mùi hương đặc trưng để hấp dẫn chó đực. Cho nên việc tắm cho chó cái vào thời điểm này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình giao phối của chúng. 15 ngày sau giao phối, chó cái sẽ có thể có thai, việc tắm gội trong thời điểm quan trọng này là không phù hợp, có thể làm hư thai hoặc gây động thai. 

2. Không nên tắm cho chó quá thường xuyên

Tần suất tắm còn tùy thuộc vào cơ địa, màu lông của từng giống chó, nhiệt độ và độ ẩm ở nơi bạn sinh sống. Nhưng về cơ bản ở Việt Nam thì bạn chỉ nên tắm cho chó khoảng 3 – 4 lần/tháng. Ví dụ như:

  • Chó Poodle bạn cần tắm cho các em mỗi tuần 1 lần, vì làn da của chó Poodle thường nhiều dầu và tiết bã nhờn nhiều hơn so với các giống chó khác. 
  • Chó Beagles và Pug là giống chó lông ngắn và mịn mượt nên bạn chỉ nên tắm cho các em khoảng 2 tuần 1 lần.
  • Giống chó Basenjis có đặc tính thích sạch sẽ, biết cách chăm sóc bản thân cho nên chúng luôn cố gắng giữ lông bóng mượt nhất. Do đó giống chó này bạn chỉ cần tắm cho chúng khoảng 2 tháng 1 lần mà vẫn không sợ hôi. 
  • Chó Alaska, Husky, Golden lại khác, chúng có bộ lông dài và dày. Để giúp giữ bộ lông của chúng được đẹp nhất bạn nên chải lông, gỡ rối và tắm cho chúng thường xuyên hơn. 

Tắm quá nhiều lần sẽ khiến da chó bị khô, dễ mắc các bệnh ngoài da như khô da, bị mẩn ngứa… Trường hợp, chó của bạn quá bẩn thì có thể sử dụng sữa tắm khô, dùng thêm khăn ướt lau mình cho các em.

Cơ thể của các em cún mới chào đời thường có sức đề kháng yếu, không chịu được nước. Mà bạn cũng đừng lo lắng chó con bị dơ nếu không được vệ sinh tắm rửa nhé. Ở chó có tập tính là chó mẹ sẽ thường xuyên liếm lông cho con, đây cũng là cách vệ sinh phù hợp nhất cho chó con vào thời điểm này. Chúng ta chỉ nên tắm cho các em chó con từ 2 tháng tuổi trở lên. 

3. Không nên tắm cho chó quá lâu

Bạn không nên tắm cho chó quá lâu. Trường hợp chó đang sử dụng sữa tắm để điều trị bệnh về da thì sau khi bôi sữa tắm chúng ta hãy để yên cho sữa tắm ngấm khoảng 10 phút sau đó mới xả sạch lại với nước.

Lưu ý: Đối với thời gian để sữa tắm trên lông cún, bạn nên linh động và đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y nhé.

4. Bảo vệ mắt của cún cưng khi tắm

Thành phần trong sữa tắm rất dễ gây kích ứng cho mắt cún. Do vậy, bạn hãy chú ý tránh để sữa tắm tiếp xúc trực tiếp với mắt của các em nhé. 

Nếu chẳng may cún yêu bị dính sữa tắm vào mắt bạn nên nhanh chóng dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng phần xà phòng dính quanh mắt. Bạn lặp đi lặp lại đến khi đảm bảo chắc chắn mắt em đã được rửa sạch. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất in đằng sau chai sữa tắm nhé. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc mỡ chuyên dụng để tránh nhiễm trùng mắt cho chó.

Trường hợp, cún cưng bị chảy nước mắt liên tục, không thể mở mắt, mắt đỏ… thì bạn cần nhanh chóng đưa các em đến bác sỹ thú ý gần nhất để được thăm khám trực tiếp.

Tham khảo thêm các khóa học grooming từ cơ bản đến chuyên sâu của Pet Icon để có kiến thức cần thiết nhất trong việc tắm cho chó đúng cách, chăm sóc thú cưng từ A – Z nhé: 

  • Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cắt tỉa cơ bản cho các bé.
  • Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
  • Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese…. và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D . Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
  • Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.

Để có thêm thông tin chi tiết về các khóa học bạn có thể tham khảo tại trang web chính thức của Pet Icon Việt Nam nhé: https://peticon.edu.vn/khoa-hoc. 

______

Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pet Icon Việt Nam

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88