Cứ mỗi lần đến phòng khám trở về nhà là mèo bị stress, bị căng thẳng? Xem ngay bài viết này để xem biểu hiện mèo bị stress và cách chữa mèo bị stress nhé.

Cũng giống như con người chúng ta, mèo cũng bị stress đấy các bạn. Và lý do khiến mèo căng thẳng thì nhiều vô kể, nào là mèo bị stress sau khi cạo lông, mèo bị stress khi về nhà mới hoặc ngay cả khi đến gặp bác sĩ thú y thăm khám cũng khiến các bé mèo căng thẳng. 

Ở bài viết này, Pet Icon sẽ tập trung chia sẻ cho bạn về trường hợp mèo bị căng thẳng khi đi khám bệnh, một trong những nguyên nhân phổ biến làm “hoàng thượng” stress.

7 dấu hiệu mèo bị stress khi đến phòng khám thú y

Sau khi khám thú y về, nếu như bị căng thẳng, mèo sẽ có những biểu hiện như ngầm mách với bạn rằng tụi nó đang rất khó chịu và bạn hãy làm gì đó đi. Vậy hãy cùng Pet Icon đọc vị các bé mèo đang bị stress, xem thử lúc stress chúng sẽ có những biểu hiện như nào nhé.

1. Tự cô lập, trốn tránh

Mặt dù mèo thường có xu hướng lủi thủi một mình, tuy nhiên không phải bé mèo nào cũng như thế. Do đó, nếu bé mèo nhà bạn không có sở thích ẩn dật, mà đột nhiên lảng tránh và chui rúc một mình sau khi đi khám thú y về thì rất có khả năng bé đang stress đấy. 

Biểu hiện mèo bị stress

2. Tăng tần suất và âm lượng tiếng kêu

Tiếng kêu của mèo cũng là một trong những biểu hiện chứng minh chúng đang vui vẻ, thoải mái hay căng thẳng, khó chịu. Vậy nên, nếu bỗng dưng mèo kêu nhiều hơn bình thường, dài hơn bình thường và tiếng kêu cũng không giống cách bé kêu mọi khi thì bạn cũng nên lưu tâm nhé. Vì rất có thể bé đang cố gắng chia sẻ với bạn đấy. 

Ngoài tiếng kêu “meo meo” kéo dài và lặp đi lặp lại liên tục thì khi căng thẳng mèo còn có thể phát ra âm thanh “gru gru” để diễn tả sự khó chịu, bực dọc của chúng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một xíu về cao độ nhé, nếu tiếng gầm gừ của các bé trầm và nhỏ thì có nghĩa các bé đang cảm thấy khá thoải mái. Còn nếu tiếng “gru” to, đanh và tạo cảm giác hung tợn thì đấy chính xác là tiếng kêu của sự căng thẳng, lo âu nhé các bạn.

Để có thể nhận biết và xác định chính xác ý nghĩa tiếng kêu của các bé mèo, thì bạn cần chú ý quan sát, tập trung lắng nghe và thật sự thấu hiểu “hoàng thượng” của mình nhé.

3. Thay đổi thói quen ăn uống

Chắc các bạn chẳng lạ gì với câu “ăn như mèo” đúng không? Nhưng không phải bé mèo nào cũng ít ăn đâu bạn nhé. Do đó, nếu bị căng thẳng sau khi từ phòng khám về, bé sẽ có thể đột nhiên biếng ăn thậm chí là bỏ bữa. Trong một vài trường hợp, thay vì biếng ăn, mèo có thể sẽ ăn nhiều hơn. Vậy nên, bạn cần hiểu rõ khẩu phần ăn của bé để có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu bất thường này nhé.

Mèo biếng ăn do căng thẳng khi khám thú y

4. Tăng tần suất liếm láp, chải chuốt bộ lông

Liếm láp bộ lông là một trong những cách để mèo tự làm sạch cơ thể và đồng thời, đây cũng là dấu hiệu nói cho bạn biết là các bé đang rơi vào trạng thái căng thẳng và việc liếm lông là cách các bé chủ động giảm stress đấy. 

Ngoài ra, tần suất liếm láp, chải chuốt lông của mèo nhiều hay ít cũng sẽ phản ánh mức độ căng thẳng của các bé là ít hay nhiều. Cho nên, bạn hãy lưu tâm các bé mèo sau khi vừa khám tổng quát về, vì nếu không kịp thời hỗ trợ giảm stress thì việc liếm lông thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng búi lông ở mèo, gây tắc nghẽn dạ dày và đường ruột vô cùng nguy hiểm.

5. Đi vệ sinh không đúng nơi quy định

Đi vệ sinh không đúng chỗ là biểu hiện thường thấy trong nhiều trường hợp về sức khỏe tinh thần và thể chất của mèo, chứ không chỉ duy nhất lý do là mèo bị stress. Mặt dù vậy, việc mèo đi vệ sinh sai chỗ do căng thẳng vẫn được ghi nhận khá phổ biến. 

6. Lười vận động hơn, ngủ nhiều hơn

Tùy vào từng giống mèo mà việc trườn dài cả ngày, trốn vận động, ngủ triền miên… được xem là biểu hiện mèo bị stress hoặc không. Chẳng hạn với mèo Anh lông ngắn, thì các hành động trên là do tính cách và sở thích của các bé. 

Nhưng ngược lại, nếu bé mèo nhà bạn hay lượn lờ loanh quanh bỗng nằm im ỉm một chỗ sau khi từ phòng khám trở về nhà thì rất có khả năng bé đang stress đấy.

Mèo lười vận động do stress khi đến phòng khám

7. Dễ hung dữ và cáu bẩn hơn mọi ngày

Mèo là một trong số những loài vật ngại người lạ và khá lành tính, cho nên bạn sẽ rất hiếm khi thấy các bé tiếp xúc hoặc “tả xung hữu đột” với các vật nuôi khác trừ khi bị tấn công. 

Do đó, nếu sau khi thăm khám ở bệnh viện về nhà mà bé dễ nổi giận với các con vật xung quanh hoặc với bạn, thì đây chính là biểu hiện của sự căng thẳng.

Cách giảm stress, giảm căng thẳng cho mèo sau khi đến phòng khám

Vậy phải làm sao nếu sau khi từ phòng khám trở về nhà, bé mèo nhà bạn rơi vào trạng thái căng thẳng? Pet Icon gợi ý cho bạn một số cách giúp mèo giảm stress như sau.

1. Dành nhiều thời gian hơn cho mèo

Việc dành thời gian cho mèo nhiều hơn ở đây không phải là bạn sẽ theo sát bé 24/7, mà bạn chỉ cần cho bé thấy sự hiện hữu của bạn. 

Nếu bé có những hành động không được ngoan ngoãn cũng đừng vội la mắng hay quát nạt nhé, bởi điều này chỉ khiến bé càng thêm căng thẳng mà thôi, từ đó việc đi khám sức khỏe sẽ càng trở nên khó khăn hơn cho cả bạn và bé đấy.

2. Mua đồ chơi cho mèo

Quà tặng luôn là thứ có khả năng xoa dịu được cho chúng ta và cả bé mèo phải không các bạn? Tặng các bé một món đồ chơi nho nhỏ sẽ khiến các bé vui hơn, từ đó sự căng thẳng từ việc đi khám sức khỏe cũng sẽ được xóa bỏ.

Mua đồ chơi cho mèo giúp bé giảm stress sau khi khám bệnh

Hoặc nếu bé mèo nhà bạn đã có tiền lệ căng thẳng mỗi khi đến phòng khám, thì hãy cố gắng duy trì việc mua quà cho các bé sau mỗi lần trở về nhà từ phòng khám. Dần dần, các bé mèo sẽ nhận ra được việc đi khám bệnh không hề đáng sợ và số lần căng thẳng do đi khám bệnh cũng sẽ được cải thiện khá nhiều đấy.

Tham khảo tại đường link sau để mua cho mèo nhà bạn các món đồ chơi xinh xắn cũng như vật dụng grooming mèo cần thiết nhé.

>> https://peticon.edu.vn/dung-cu-grooming/

3. Tạo cho mèo một nơi an toàn của riêng nó

Dù mèo căng thẳng do bất cứ lý do gì thì việc cho chúng một nơi ẩn náu an toàn, không có sự xuất hiện của người lạ hoặc con vật lạ sẽ có ích rất nhiều trong việc giúp mèo ổn định tinh thần. 

4. Trao đổi với bác sĩ thú y

Nếu các biểu hiện căng thẳng của mèo quá dày đặc và diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. 

Và nếu cần thiết có thể đưa bé đến phòng khám, để tránh tình trạng mèo bị trầm cảm nặng. Bởi rất có thể, nguyên nhân căng thẳng không xuất phát từ phòng khám, mà có thể do các yếu tố di truyền, sức khỏe thể chất… 

Khóa học tại Pet Icon về chăm sóc mèo, grooming mèo

Hiện tại, Pet Icon đang có các khóa học chăm sóc mèo, chăm sóc thú cưng nói chung như sau:

Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.

Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.

Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống thú cưng khác nhau, cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.

Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.

Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.

______

Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pet Icon Việt Nam

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88