Tại sao chó hay cắn đồ? Có nên la mắng, đánh vào mõm khi chó cắn đồ không? Cùng Pet Icon tìm hiểu cách dạy chó không cắn phá đồ đạc trong nhà hiệu quả
Chó cưng hay cắn phá đồ đạc trong nhà khiến bạn đau đầu. Vậy, tại sao chó hay cắn phá đồ đạc? Làm gì khi chó cắn phá đồ đạc? Cách dạy chó không cắn phá đồ đạc? Cùng Pet Icon tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Tại sao chó hay cắn đồ?
Chó cắn phá đồ đạc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Chó mọc răng: Từ khoảng từ 3 – 7 tháng tuổi là thời kỳ mọc răng của chó, lúc này, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và không thể khống chế ham muốn gặm, cắn đồ đạc. Việc này giúp bé mài răng và có lợi cho việc thay răng của bé. Bé sẽ tìm một vật gì đó để cắn, thậm chí là cắn tay chủ, lâu dần hình thành thói quen cắn phá đồ đạc.
- Chó bị thiếu canxi: Một vài chú chó có biểu hiện cắn phá tường, gạch đá hoặc vữa. Nguyên nhân có thể là do chó bị thiếu canxi, chủ nhân nên lưu ý tìm hiểu và bổ sung canxi cho bé nhé.
- Chó cảm thấy cô đơn do bị bỏ một mình hoặc không được quan tâm quá lâu: Khi bé bị bỏ một mình, không nhận được sự quan tâm của chủ quá lâu, bé sẽ cảm thấy cô đơn, buồn bã, chán chường. Bé sẽ tìm cách để thu hút sự chú ý của chủ nhân, một trong những lựa chọn phổ biến của bé là hành vi phá hoại đồ đạc.
- Chó cảm thấy sợ hãi và bối rối: Khi bé bị ép làm điều gì đó mình không thích hoặc cảm thấy bị đe dọa về lãnh thổ, thức ăn, đồ chơi… Bé sẽ có xu hướng trở nên hung dữ, cắn phá đồ đạc, thậm chí tấn công những động vật xung quanh và chủ nhân.
- Chó quá nhiều năng lượng: Khi bé có quá nhiều năng lượng, bé sẽ có xu hướng tìm việc gì đó để làm mình trở nên bận rộn. Việc tìm kiếm, nhai, gặm, cắn đồ sẽ là cách để chúng giải phóng năng lượng dư thừa.
2. Có nên la mắng, đánh vào mõm khi chó cắn đồ không?
Phản ứng của chủ nhân khi phát hiện bé cưng cắn phá đồ đạc rất quan trọng, ảnh hưởng đến hành vi và thói quen sau này của bé. Vậy sen nên làm gì khi bé cắn phá đồ đạc?
Khi bắt gặp chó cưng đang cắn phá đồ đạc, sen hãy mạnh mẽ và dứt khoát ra mệnh lệnh “dừng lại”, “không được cắn”, “đừng cắn”… Cùng lúc đó, đẩy bé ra khỏi đồ vật đang cắn và tuyệt đối không cho bé cắn lại đồ đạc đã hỏng. Nếu bạn tiếp tục cho bé cắn đồ đã hỏng, bé sẽ không phân biệt được hành vi cắn phá đồ đạc là sai và sẽ tiếp tục thực hiện những lần sau.
Lưu ý những việc không nên làm khi thấy bé cắn phá đồ đạc:
- La mắng, quát tháo: Việc làm này sẽ khiến sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bé có thể trở nên hung hăng hơn và cắn lại bạn.
- Đánh vào mõm hay mũi chó: Mõm và mũi chó là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mao mạch máu, việc tác động vào bộ phận này có thể làm bé khó chịu, đau đớn, nếu quá mạnh tay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Giằng co đồ đạc cún đang cắn xé: Việc làm này có thể khiến chó hiểu lầm là bạn đang vui đùa với bé khiến bé không nhận ra hành vi sai trái của mình.
- Dùng băng keo, dây hoặc bất cứ đồ đạc nào để bịt miệng, trói chó lại: Chó sẽ không nhận ra hành vi cắn phá đồ đạc của mình là sai mà sẽ trở nên lo lắng, sợ hãi, thậm chí việc làm này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Để thay đổi một hành vi, thói quen của cún phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên nhẫn dạy bảo của chủ nhân chứ không dựa vào việc đánh mắng gây tổn thương cho bé cả về thể xác và tinh thần. Sen lưu ý để dạy dỗ bé cưng của mình nhé.
3. Cách dạy chó không cắn phá đồ đạc
Để dạy bé một thói quen tốt sẽ là điều không dễ dàng, cũng không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Việc làm này yêu cầu bạn phải thật sự kiên nhẫn và để tâm. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng như:
- Mua đồ chơi riêng cho chó: Hãy lựa chọn những món đồ chơi có chất liệu bền, chống rách như cao su đặc để bé có thể thoải mái cắn xé mà không ảnh hưởng đến răng miệng của chúng. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để bạn chế bé cắn phá đồ đạc trong nhà.
- Tạo ra khu vui chơi riêng cho chó: Không vui chơi, trêu đùa bé tại khu vực gần những đồ đạc dễ bị cắn phá như ghế sofa, giày dép, kệ sách… Để bé vui đùa ở một khu vực cố định trong nhà sẽ tạo thói quen chỉ chơi đùa ở đó cho bé..
- Hướng dẫn chó phân biệt món đồ nào được cắn và món đồ nào không:Tập cho bé lựa chọn giữa đồ chơi và đồ đạc bằng cách: Đưa ra 2 món đồ để bé chọn, một là đồ chơi, hai là đồ đạc trong nhà như giày, dép, sách, túi xách… để bé lựa chọn. Khi bé chọn đúng đồ chơi, hãy khen bé bằng lời nói như “giỏi”, “ngoan”, hoặc vuốt ve bé. Trường hợp bé chọn sai, hãy ra khẩu lệnh “dừng lại”, “đừng”… và lấy lại món đồ. Sau nhiều lần, bé sẽ có thể tự phân biệt được đồ chơi có thể cắn phá và đồ đạc trong nhà.
- Không để chó một mình quá lâu: Cô đơn là một trong những nguyên nhân hình thành hành vi cắn phá đồ đạc của bé. Khi nuôi chó, dù bận rộn đến mức nào, bạn cũng nên dành thời gian chơi với bé, quan tâm bé, để bé vui vẻ và cảm nhận được tình yêu thương của chủ. Nếu bạn phải đi công tác lâu ngày, hãy gửi bé đến nhà người quen hoặc các khách sạn chó mèo nhé.
- Dắt chó đi dạo, vận động thường xuyên: Đi dạo, vận động giúp chó giải phóng năng lượng, tinh thần sảng khoái, vui vẻ, hào hứng. Các hoạt động thể chất tích cực sẽ hạn chế trạng thái buồn chán và cắn phá đồ đạc của bé.
Lưu ý: Một việc làm các chủ nhân hay lựa chọn để tập cho bé không cắn phá đồ đạc là nhốt chó trong chuồng, trong cũi với đồ chơi. Việc này tuy có hiệu quả, nhưng bạn chỉ nên làm tạm thời thôi nhé. Nếu phải nhốt, chỉ nên nhốt bé tối đa 1 giờ/ngày, vì nếu quá lâu, bé sẽ bị stress và phản tác dụng, bé cắn phá đồ đạc nhiều hơn.
- Chủ động bảo vệ đồ đạc của bạn: Ngoài việc để ý đến bé cưng, bạn cũng nên chủ động bảo vệ đồ đạc trong nhà trước khi bé để mắt tới. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn bảo vệ đồ đạc hiệu quả trước thú cưng.
- Sử dụng giấy thiếc bạc: Chó thường có xu hướng sợ âm thanh lạ, nếu bạn đặt giấy thiếc bạc trên ghế sofa, cạnh kệ sách, cạnh kệ giày dép… thì khi bé đến gần, giấy thiếc bạc sẽ tạo ra âm thanh khiến chúng dần trở nên xa lánh những khu vực này.
- Sử dụng bình xịt chống gặm: Sử dụng những loại dung dịch xịt chống gặm an toàn cho cả người và chó để bé tránh xa những đồ vật không nên cắn phá nhé. Tuy nhiên, việc này có thể gây ảnh hưởng cho bạn đến quá trình sử dụng đồ đạc như đồ ẩm ướt, có mùi đặc trưng…
- Cất giữ những đồ đạc giá trị tránh xa tầm với của bé: Tốt nhất, bạn nên để những đồ vật giá trị như tiền, túi xách, tai nghe, điện thoại… tránh xa tầm nhìn và tầm với của bé.
Trên đây là những lưu ý để bé từ bỏ thói quen cắn phá đồ đạc, bạn hãy tham khảo, áp dụng và phản hồi hiệu quả cho Pet Icon nhé.
4. Gợi ý cách chăm sóc chó để bé luôn khỏe mạnh, đáng yêu
Để bé cưng của bạn luôn khỏe mạnh, tinh nghịch và đáng yêu, bạn sẽ cần quan tâm, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ cho bé, bao gồm:
- Đảm bảo cho bé có một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Môi trường sống sạch sẽ giúp bé cưng tránh xa các mầm bệnh nguy hiểm.
- Tìm hiểu kỹ về giống chó bạn đang sở hữu và lên kế hoạch ăn uống, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, để bé có thể tăng trưởng, phát triển tốt và luôn khỏe mạnh, xinh xắn.
- Chơi đùa với bé, cho bé tập thể dục, vận động phù hợp với thể trạng. Điều này giúp bé có một cơ thể dẻo dai, tinh thần vui vẻ, phấn khích, góp phần nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và duy trì vẻ ngoài tươi tắn, xinh đẹp.
- Tiêm phòng cho bé: Hãy dẫn bé cưng đến các cơ sở thú y uy tín để được tư vấn về các mũi tiêm phòng cần thiết cho bé nhé.
- Khi thấy bé có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa bé đi khám thú y để kịp thời phát hiện bệnh tật và có phương pháp điều phù hợp nhất.
- Grooming chó: Đây là các hoạt động sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng chuyên dụng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp toàn diện cho bé, bao gồm: Tắm sấy, chải lông, cắt tỉa, tạo hình, nhuộm lông… Bạn có thể tự grooming chó tại nhà hoặc đưa bé đến các spa grooming để các chuyên gia phục vụ bé nhé.
5. Có nên học grooming chó?
Nếu bạn muốn trở thành một sen “toàn năng”, có thể tự tay chăm sóc từ A đến Z cho bé cưng của mình thì việc học grooming chó là hoàn toàn cần thiết. Bạn có thể lựa chọn một địa chỉ đào tạo grooming chó uy tín đồng hành và hỗ trợ mình trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết nhé.
Giới thiệu đến bạn: Học viện đào tạo cắt tỉa thú cưng – Pet Icon – Là đơn vị đào tạo grooming chó uy tín, chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Khi tham gia các khóa học grooming chó tại Pet Icon, bạn sẽ được học tập và làm việc với master Giang Trịnh – Chuyên gia với hơn 9 năm kinh nghiệm đào tạo grooming thú cưng trong nước và quốc tế.
Pet Icon tự tin cam kết: 100% học viên sau khi hoàn thành các khóa học tại đây sẽ nắm vững những kiến thức và thành thạo những kỹ năng cần thiết để chăm sóc tận tình cho bé cưng cũng như theo đuổi sự nghiệp grooming chuyên nghiệp.
Hiện nay, Pet Icon đang giảng dạy những khóa học sau:
- Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
- Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
- Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese…. và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
- Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.
Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.
Thông tin liên hệ:
Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pets Icon Việt Nam
- Địa chỉ: 48 đường số 11, KDC Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0898 276008
- Email: pigavietnam@gmail.com
- Facebook: Master Giang Trịnh – Học viện đào tạo cắt tỉa lông thú cưng Pet Icon.