Làm thế nào để biết mèo bị nấm da? Dấu hiệu mèo bị nấm, mèo bị viêm da dị ứng là gì? Cách trị nấm, trị viêm da dị ứng cho mèo tại nhà có khó không? Xem ngay bạn nhé.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì vậy việc các bé mèo mắc bệnh về da là điều khó lòng tránh khỏi. Một số bệnh về da phổ biến ở mèo có thể kể đến là mèo bị nấm, mèo bị viêm da dị ứng hoặc là bọ nhảy ở mèo… Để tìm hiểu chi tiết các bệnh viêm da mèo gây rụng lông, bạn xem thêm ở bài viết “Các bệnh viêm da phổ biến ở mèo” nhé.
Mèo sẽ “mách” cho bạn biết các bé đang gặp tình trạng da như thế nào thông qua từng biểu hiện, triệu chứng và dựa vào đó mà bạn tìm cách xử lý, điều trị cho bé. Vậy nếu mèo bị rụng lông từng mảng thì các bé đang gặp vấn đề sức khỏe nào? Hoặc nếu mèo bị loét da thì phải xử lý làm sao? Dành ít phút để đọc bài viết của Pet Icon chia sẻ về những vấn đề nói trên nhé.
Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị mèo bị viêm da, mèo bị nấm rụng lông
1. Mèo bị ngứa, rụng lông từng mảng
Hiển nhiên khi xác định nuôi thú cưng, bạn sẽ dự trù được dù ít hay nhiều thì tình trạng rụng lông là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu mèo rụng lông nhiều hơn bình thường và các phần lông rụng tạo thành từng mảng thì bạn không được xem nhẹ đâu nhé.
Bởi việc mèo rụng lông từng mảng lớn, nhỏ khác nhau là dấu hiệu tiềm ẩn của khá nhiều bệnh lý như là: mèo bị viêm da dị ứng, mèo bị căng thẳng, mèo bị suy dinh dưỡng hoặc cũng có thể do ký sinh trùng gây ra.
Khi phát hiện mèo rụng lông nhiều bất thường và trên cơ thể mèo lởm chởm các mảng da bị trụi lông thì bạn cần cân nhắc mức độ rụng lông của các bé so với bình thường để có hướng xử lý.
Chẳng hạn, nếu mèo chỉ rụng lông nhiều hơn bình thường một chút mà không rụng thành từng mảng thì bạn nên vệ sinh cái “ổ” của mèo trước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn ký sinh.
Tiếp theo, bạn tăng tần suất tắm cho mèo, nếu trước đó bạn tắm khoảng 1 tháng/1 lần, thì bây giờ bạn sẽ tắm khoảng 2-3 lần/tháng và kết hợp với việc chải lông cho mèo. Việc chải lông cho mèo không chỉ đơn giản là giúp bé mèo có bộ lông suôn mượt đâu bạn nhé, việc này còn khá hữu ích để loại bỏ ký sinh trùng đeo bám trên cơ thể mèo nữa đấy. Bạn tham khảo thêm 2 bài viết dưới đây để việc chải chuốt, vệ sinh bộ lông cho mèo đạt hiệu quả cao nhất nhen:
>> Tầm quan trọng khi cắt tỉa, cạo lông mèo;
>> Các dụng cụ cắt tỉa, grooming mèo cần có.
Còn nếu tình trạng rụng lông của mèo nặng hơn, rụng thành từng mảng kèm theo các biểu hiện khác như là ngứa ngáy, lở da… thì bạn nên nhanh chóng đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám và có phương án điều trị hợp lý nhé.
2. Mèo bị nấm, mèo bị rận, bọ chét
Khi bị rận, bọ chét, ký sinh trùng đeo bám, bạn sẽ thấy bé mèo thường có những hành động như là mèo lắc đầu, mèo gãi tai, gãi cổ hoặc bất cứ nơi đâu mà các bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Một trong những dấu hiệu mèo bị nấm phổ biến đó là vùng da nhiễm nấm sẽ đỏ, rụng lông thành từng mảng. Và các biểu hiện kèm theo có thể là sốt, khó thở, biếng ăn khiến mèo sụt cân. Nặng hơn nữa là mèo có thể bị chảy máu cam, tiêu chảy và mất đi thị lực.
Pet Icon cũng phải trấn an bạn rằng, mèo bị bọ chét, bị rận mèo hay bị nấm đều là những bệnh lý rất phổ biến ở mèo (đối với mèo con và cả mèo trưởng thành), do vậy bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi phát hiện mèo chớm có một trong những biểu hiện kể trên, bạn cũng nên cẩn thận trong việc chăm sóc các bé để kịp thời ngăn chặn bệnh diễn biến nặng hơn.
Như trường hợp mèo bị rụng lông mà Pet Icon chia sẻ nội dung trên, thì đối với những bé mèo bị nấm, bị ký sinh trùng đeo bám, việc tắm rửa định kỳ cho mèo là hết sức cần thiết. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, sau khi tắm xong phải lau hoặc sấy thật khô cho bé, bởi môi trường ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Thêm một lưu ý nhỏ nữa là, việc tắm rửa, chải lông mèo không nên bị lạm dụng, tức là bạn chỉ nên tắm cho mèo định kỳ tối đa khoảng 1 lần trong tuần. Bởi cũng như con người tụi mình thì trên bề mặt da của mèo đã có sẵn một lượng bã nhờn phù hợp giúp kiểm soát nấm và lớp biểu bì hỗ trợ bảo vệ da mèo khỏi các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Do vậy, việc tắm “quá đà” cho mèo sẽ vô tình phá bỏ lớp rào chắn sẵn có, khiến nấm, vi khuẩn và các loài ký sinh trùng dễ dàng tấn công mèo hơn.
3. Mèo bị viêm da có mủ, mèo bị loét da
Triệu chứng thứ ba liên quan đến da mèo đó là loét da, lở da ở mèo. Trước khi mèo bị loét da, bạn sẽ thấy vùng da mũi và chân mèo bị đóng vảy. Sau đó, bệnh phát triển dần khiến các vùng da nhiễm bệnh lan rộng và nặng hơn. Một lý do nữa khiến cho việc viêm nhiễm da bị lây lan nhanh hơn là do các bé mèo gãi hoặc cạ vào các đồ vật trong nhà…
Nếu bạn phát hiện sự khó chịu ở mèo trong giai đoạn này và kịp thời điều trị thì việc chặn đứng vi khuẩn gây bệnh sẽ trở nên đơn giản hơn. Ngược lại, nếu bạn phát hiện chậm trễ thì các vết thương ngoài da sẽ trở thành các vết thương mở, các vết loét, ăn mòn da, khiến cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ban đầu dần trở thành những cơn đau nhức, nặng nề hơn hẳn.
Thông thường, khi mèo bị loét da, mèo bị viêm da có mủ là biểu hiện của các bệnh nấm da (triệu chứng nặng so với các dấu hiệu gãi ngứa, rụng lông thông thường). Một số loại nấm mèo phổ biến như là hắc lào, Sporotrichosis, Pythiosis, Aspergillosis, Phaeohyphomycosis, Zygomycosis… Ngoài ra, FIV ở mèo hoặc các bệnh về virus bạch cầu ở mèo như viêm ruột truyền nhiễm cũng là một trong số những nguyên nhân khiến mèo bị lở loét da.
Khi bé mèo rơi vào tình trạng da bị lở loét, mưng mủ hoặc chảy máu, bạn phải nhanh chóng đưa bé đến phòng khám thú y để được xét nghiệm, chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Pet Icon cũng lưu ý bạn là, bạn không nên “tự xử” bằng các cách dân gian truyền miệng bởi việc điều trị các vết thương hở không đúng cách đều có thể dẫn đến nhiễm trùng và khi nhiễm trùng nặng có thể khiến mèo tử vong.
4. Mèo bị nổi mụn ở miệng, cằm, cổ
Mèo bị nổi mụn mủ hoặc mèo bị nổi mụn trứng cá là dấu hiệu không quá phổ biến nhưng cũng không hẳn là hiếm gặp khi bàn về các vấn đề viêm nhiễm da ở mèo.
Thông thường, mèo sẽ bị nổi mụn ở miệng, cằm hoặc cổ, vị trí rất khó để bạn “vô tình” bắt gặp nếu so với các triệu chứng lở loét da trên các vùng cơ thể khác. Do vậy nếu bỗng nhiên các bé từ chối mỗi lần bạn vuốt ve ở cổ hoặc ở cằm thì rất có thể những vị trí cơ thể đó đang có vấn đề khiến bé khó chịu bạn nhé.
Mèo bị mọc mụn bọc, mụn trứng cá có thể là do dị ứng với thức ăn hoặc điều kiện sống, môi trường sống của mèo không được sạch sẽ, vệ sinh. Hoặc cũng như con người tụi mình, căng thẳng hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến các bé mèo nổi mụn đấy. Một trong số những nguyên nhân khiến mèo căng thẳng phổ biến là do chuyển nơi ở mới, do bạn vắng nhà quá lâu, do bạn nhận nuôi thêm mèo hoặc bất cứ thú cưng nào, khiến các bé có cảm giác bất an.
Ngoài các lý do kể trên thì mụn trứng cá còn là biểu hiện của các bệnh lý như là hắc lào, nhiễm nấm, bị ve… Và dù nguyên nhân bệnh là gì thì bạn cũng không được tự nặn mụn cho mèo tại nhà để tránh bị nhiễm trùng hoặc khiến dịch mủ từ trong mụn lây lan khắp các vùng trên cơ thể.
Lưu ý về cách điều trị khi mèo bị viêm da, bị nấm da – cần biết
Ở phần trên Pet Icon đã chỉ ra khá nhiều dấu hiệu viêm da ở mèo cũng một số hướng điều trị đi kèm từng triệu chứng.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc chữa nấm cho mèo, chữa trị viêm da cho mèo tại nhà đạt hiệu quả cao nhất và ngăn chặn mầm bệnh tái phát, Pet Icon khuyên bạn một số lưu ý như sau:
➨ Bạn cần để ý quan sát tình trạng lông và da mèo mỗi lần tắm cho bé để có thể kịp thời phát hiện bệnh. Việc chủ động ngăn chặn bệnh phát triển ngay từ đầu góp phần rất quan trọng trong giai đoạn điều trị bệnh viêm da cho mèo.
➨ Bạn không được tự xử lý các vết thương trên da của mèo mà không tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chẳng hạn: mụn, vết loét trên da, các vết thương hở rộng và sâu… Việc tự ý xử lý các vết thương đang mưng mủ hoặc chảy máu luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và có thể khiến mèo tử vong.
➨ Điểm lưu ý thứ ba là bạn cũng không nên tự mua các loại thuốc xịt, thuốc uống không rõ nguồn gốc để trị bệnh viêm da cho mèo để tránh ‘tiền mất tật mang”. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để được chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc theo đúng tình trạng bệnh của mèo.
➨ Điểm cuối cùng mà Pet Icon muốn nhấn mạnh với bạn rằng, hãy sớm đưa bé đến gặp bác sĩ thú y ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu khác thường trên cơ thể mèo. Như vậy thì khoảng thời gian chữa trị viêm da ở mèo hoặc các bệnh lý về da khác của mèo mới được đẩy nhanh và đảm bảo ngăn chặn mầm bệnh tái phát.
Khóa học tại Pet Icon về grooming mèo để tránh các bệnh về da ở mèo
Hiện tại, Pet Icon đang có các khóa học chăm sóc mèo cưng như sau:
➡ Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
➡ Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
➡ Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống thú cưng khác nhau, cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
➡ Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.
Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.
______
Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pet Icon Việt Nam
- 48 đường số 11, KDC Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- 0898 276 008
- pigavietnam@gmail.com
- Master Giang Trịnh – Học viện đào tạo cắt tỉa lông thú cưng Pet Icon