Tìm hiểu ngay cách chăm sóc mèo mẹ sau sinh: mèo mẹ không có sữa phải làm gì, thức ăn cho mèo mẹ mới đẻ, chăm sóc mèo đẻ mổ, mèo mẹ đẻ bao lâu thì tắm được…

Nội dung chính:

  • Mèo đẻ mổ nên chăm sóc thế nào?
  • Mèo mẹ mới đẻ nên cho ăn gì?
  • Mèo mẹ mới đẻ có nên tắm không?
  • Mèo mẹ căng sữa nên làm gì?
  • Khóa học tại Pet Icon về cách chăm sóc mèo, grooming mèo

Mèo mẹ mới đẻ nên làm gì? Cùng Pet Icon tìm hiểu ngay cách chăm mèo mẹ mới đẻ, bao gồm cả trường hợp mèo đẻ mổ các bạn nhé.

Mèo đẻ mổ nên chăm sóc thế nào?

Khi đẻ mổ thì việc chăm sóc mèo mẹ có phần khó khăn hơn một xíu, đòi hỏi các “con sen” phải kỹ càng hơn và răm rắp làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Lúc này để ngăn không cho mèo mẹ liếm hay vô tình cào cắn vào vết mổ, bạn nên cho mèo mẹ đeo loa (vòng cổ chống liếm, vòng chụp cổ). 

Tùy điều kiện của mỗi “con sen” mà bạn có thể thu xếp đưa mèo mẹ đến các cơ sở thú y để vệ sinh vết mổ hoặc tự chăm sóc mèo mẹ tại nhà.

Chăm sóc mèo mẹ đẻ mổ

Một số cách chăm sóc mèo đẻ mổ tại nhà như sau:

➡ Sau khi sinh mổ, định kỳ 2 ngày 1 lần bạn vệ sinh vết mổ bằng oxy già để diệt khuẩn. Hoặc để vết thương nhanh khô và liền miệng, bạn có thể pha loãng Povidine cùng nước muối cho đến khi hỗn hợp tạo thành một màu hồng cánh sen nhẹ nhàng.

➡ Mỗi ngày 1 lần, bạn sử dụng bông hoặc gạc y tế tiệt trùng đặt trên bề mặt vết mổ, nhấn nhẹ xuống và giữ khoảng 30 giây đến 1 phút để hút sạch dịch vàng. Mỗi lần hút dịch mủ, nếu bạn thấy vết máu khô hoặc bụi bẩn bám trên nút chỉ, hãy nhẹ nhàng loại bỏ để khu vực vết thương được hoàn toàn sạch sẽ.

➡ Sau khi sinh mổ, bác sĩ thú y sẽ dặn bạn lịch tiêm hậu phẫu và lịch cắt chỉ (thường là sau khoảng 8 ngày, kể từ ngày sinh mổ), bạn hãy nhớ đưa mèo mẹ đi đúng lịch hẹn nha. 

➡ Như phần trên Pet Icon có chia sẻ là bạn cần đeo vòng cổ chống liếm cho mèo mẹ. Tuy nhiên, khi ở nhà, nếu bạn đang ở cạnh mèo mẹ, trực tiếp quan sát được mèo mẹ thì bạn có thể tháo vòng cổ để mèo mẹ có thể tự vệ sinh, liếm láp và chăm sóc mèo con.

Mèo mẹ mới đẻ nên cho ăn gì?

Thức ăn cho mèo mẹ mới đẻ khá đa dạng, từ dạng thức ăn (khô, ướt) từ hương vị cho đến thương hiệu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thú y thì bạn nên cho mèo mẹ ăn thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn ướt được đóng hộp sẵn để mèo mẹ dễ tiêu hóa, bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Từ đó, cơ thể mèo mẹ mới có thể sản sinh ra đủ sữa cho mèo con. 

Một số loại thức ăn ướt đóng gói sẵn cho mèo mẹ mới đẻ mà bạn có thể cân nhắc tham khảo là: pate cho mèo, xúc xích dinh dưỡng ăn liền cho mèo, súp thưởng cho mèo… 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu thức ăn cho mèo như là: MEC, Catidea, Me-O, Royal Canin, Pate Monge, O’fresh… Đây đều là những thương hiệu thức ăn mèo khá nổi tiếng, đảm bảo đáp ứng được hầu hết nhu cầu dinh dưỡng cho tất cả thể trạng mèo, chủng loại mèo hoặc giai đoạn phát triển của mèo chứ không riêng gì mèo mẹ mới đẻ.

Thức ăn cho mèo mẹ mới đẻ

Ngoài thức ăn ướt được bao gói sẵn kể trên, bạn cũng có thể tự chế biến thức ăn cho mèo mẹ mới đẻ, chẳng hạn:

➡ Tự làm pate cho mèo mới đẻ tại nhà bằng cách xay nhuyễn thịt gà, gan lợn cùng các loại rau củ quả mà mèo thích ăn như cà rốt, bí đỏ, đậu đũa… Khi tự làm pate cho mèo mẹ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chọn lựa nguyên liệu sạch và tươi ngon;
  • Trộn nguyên liệu theo tỉ lệ phù hợp với thể trạng và nhu cầu ăn uống của mèo mẹ, để tráng trường hợp làm quá nhiều mèo không ăn hết, hoặc làm quá ít không đủ cho mèo ăn;
  • “Pate handmade” hay gọi là pate tươi cho mèo tự làm tại nhà hầu như đều không có chất bảo quản, cho nên thời gian sử dụng tốt nhất là trong khoảng 3 – 5 ngày, môi trường bảo quản tốt nhất là ngăn mát tủ lạnh.

➡ Trộn cơm với thịt, cá và các loại rau

Nếu ở thời điểm trước khi sinh , bạn vẫn trộn cơm cho mèo ăn thì sau khi sinh bạn hoàn toàn có thể giữ nguyên thực đơn như thế cho mèo mẹ. Tuy nhiên, bạn cần nâng định lượng thức ăn nhiều hơn bình thường khoảng 3 – 4 lần, bởi mèo mẹ cần ăn rất nhiều để có sữa cho mèo con, cũng như hồi phục sức khỏe sau khi sinh nở. 

Bạn có thể cho mèo mẹ ăn xen kẽ, hôm thì trộn cơm với cá, hôm thì trộn cơm với thịt để mèo mẹ không bị ngán, cũng là cách để nạp đủ các loại dinh dưỡng cho mèo mẹ như: chất đạm (protein), chất béo, vitamin, canxi… 

Và những chia sẻ trên về thức ăn cho mèo mẹ mới đẻ cũng chính là lời giải cho câu hỏi “mèo mẹ không có sữa phải làm gì”. Bởi thức ăn và chế độ dinh dưỡng chính là điều kiện giúp cơ thể mèo mẹ sản sinh ra lượng sữa đủ để chăm mèo con đấy.

Mèo mẹ mới đẻ có nên tắm không?

“Mèo mẹ đẻ xong bao lâu thì tắm được” là thắc mắc chung của rất nhiều người. Có thể bạn nghĩ là cần giữ vệ sinh cho mèo mẹ bởi sau quá trình sinh nở thì cơ thể mèo mẹ sẽ khá nhớp nháp do dịch và máu, nên tắm trong khoảng 2 – 3 ngày là hợp lý. Tuy nhiên, điều đó là không đúng bạn nhen. Mèo mẹ hoàn toàn có thể tự làm vệ sinh cơ thể mình và làm vệ sinh cho mèo con bằng cách liếm láp – đây chính là bản năng của loài mèo đấy. 

Thời gian tắm cho mèo mẹ tốt nhất được các bác sĩ thú y tư vấn là từ khi sinh mèo con cho đến lúc cai sữa khoảng 1 tháng. Có nghĩa là, trong suốt quá trình cho mèo con bú sữa, bạn cũng không nên tắm cho mèo mẹ.

Mèo mẹ đẻ xong bao lâu thì tắm được?

Nếu ổ của mèo bẩn hoặc có mùi, bạn có thể dọn dẹp khi mèo mẹ vắng mặt. Tuyệt đối là bạn không “tấn công” ổ mèo khi mèo mẹ đang chăm con nhé, bởi mèo mẹ có thể nghĩ bạn bắt mất con, chúng sẽ hoảng sợ và vội vã tìm chỗ giấu con đấy.

Sau thời gian cai sữa, mèo mẹ ổn định tinh thần và sức khỏe cũng dần hồi phục, bạn có thể nhẹ nhàng chăm sóc mèo mẹ và cả mèo con. Lúc này, bạn có thể dùng khăn ấm để lau người cho mèo mẹ, để cơ thể mèo mẹ dần làm quen với nhiệt độ của nước, tránh dùng nước lạnh có thể khiến các “mẹ bỉm” nhiễm lạnh bạn nhé. 

Mèo mẹ căng sữa nên làm gì?

Căng sữa là tình trạng khá phổ biến sau khi sinh của mèo mẹ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mèo mẹ bị căng sữa có thể là do mèo mẹ sinh ít con (1 – 2 bé), cũng có thể do mèo con ít bú hoặc không bú sữa mèo mẹ. Khi tuyến sữa của mèo mẹ hoạt động ổn định, đều đặn mà các bé mèo con lại “không hợp tác” thì việc căng sữa ở mèo mẹ là khó tránh khỏi. 

Đó là chưa kể đến trường hợp mèo con vô tình bị tách ra khỏi mèo mẹ quá sớm, dẫn đến là bầu sữa của mèo mẹ bị “bỏ ngỏ”. Và nếu tình trạng căng sữa ở mèo mẹ không được can thiệp, xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường cho mèo mẹ. 

Nếu bạn thấy mèo mẹ có những dấu hiệu sau thì chắc chắn là mèo mẹ đang bị căng sữa nhé. Đầu tiên là bạn thấy phần da xung quanh bầu vú của mèo mẹ bị căng phồng và sưng đỏ. Tiếp theo là mèo mẹ sẽ không cho hoặc hạn chế để mèo con bú chỗ vú đang bị căng tức đấy. Và việc giảm tần suất bú ở chỗ vú bị căng sữa sẽ càng làm tình trạng này nặng hơn, bởi tuyến sữa ở đấy vẫn hoạt động bình thường mà lượng sữa thì không thoát ra được.

Cách nặn sữa mèo

Để giảm tình trạng căng sữa cũng như giảm cảm giác đau tức khó chịu cho mèo mẹ, bạn có thể cho mèo mẹ uống thuốc tiêu sữa cùng Alpha Choay (được bày bán khá nhiều ở các nhà thuốc tây). Bạn nên hỏi nhà thuốc về liều uống Alpha Choay cho mèo mẹ, thông thường nếu mèo nặng dưới 4kg thì chỉ cần 1 viên Alpha Choay chia làm 2 lần uống, sáng và tối. 

Đồng thời, mỗi ngày bạn dành thời gian để massage vú cho mèo mẹ khoảng 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút kèm theo đó là chườm lạnh để giúp mèo mẹ giảm cơn đau. Nếu sau khoảng 1 tuần chăm sóc mèo mẹ bị căng sữa mà tình trạng không giảm, bạn nên đưa mèo mẹ đến gặp bác sĩ thú y nhé.

Một lưu ý là, nếu bạn phát hiện sữa của mèo mẹ có màu xanh hoặc màu đỏ thì nên lập tức đưa mèo mẹ đến phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, bởi rất có thể mèo mẹ đã bị viêm vú.

Mọi sản phẩm cần thiết để chăm sóc mèo mẹ sau sinh cũng như là cho bé mèo con, bạn có thể tìm kiếm tại đường link dưới nhé: 

>> Mua sắm đồ dùng cần thiết cho mèo mẹ sau sinh.

Khóa học tại Pet Icon về cách chăm sóc mèo, grooming mèo

Hiện tại, Pet Icon đang có các khóa học chăm sóc mèo, chăm sóc thú cưng nói chung như sau:

Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.

Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.

Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống thú cưng khác nhau, cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.

Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.

Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.

______

Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pet Icon Việt Nam

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88