Chó không nên ăn gì? Chó ăn bơ được không? Chó ăn ngọt được không? Chó uống cà phê được không? Tất cả sẽ được Pet Icon giải đáp trong bài viết này.

Chó được biết đến là loài động vật ăn tạp, chúng hầu như không kén ăn và có hệ tiêu hóa tương đối tốt. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm được các chuyên gia đánh giá là không phù hợp với chó, nếu chó ăn phải có thể dẫn tới ngộ độc, thậm chí là tử vong. Hãy đọc qua bài viết này để biết chó nên ăn gì và không nên ăn gì nhé.

1. Top 10 thực phẩm chó không được ăn

Sau đây là một số loại thực phẩm chó không được ăn, sen lưu ý nhé

Quả bơ

Chó ăn bơ được không? là câu hỏi khá nhiều bạn nuôi chó quan tâm. Câu trả lời là nên hạn chế tối đa cho chó ăn bơ nhé. Tại sao?

Trong tất cả các thành phần của quả bơ bao gồm vỏ, thịt, hạt đều chứa một loại chất rất độc hại cho chó và các vật nuôi khác có tên gọi là persin. Khi bé ăn phải các thành phần của quả bơ sẽ có nguy cơ dẫn đến một loạt các triệu chứng nguy hiểm như: Tiêu chảy, nôn mửa, co giật, khó thở, thậm chí tệ hơn là gây tổn thương cơ tim. Tùy vào bé ăn phần nào của quả bơ mà các triệu chứng có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng: 

  • Thịt quả bơ: Được xem là khá an toàn với chó vì hàm lượng persin khá thấp, tuy nhiên, vẫn có thể gây nguy hiểm cho chó nếu bé ăn quá nhiều. Ngoài ra trong thịt quả bơ chứa hàm lượng chất béo cao, có nguy cơ gây ra tình trạng khó tiêu, béo phì cho bé.
  • Vỏ quả bơ: Hàm lượng persin trong vỏ bơ rất cao, chỉ cần ăn 1 lượng nhỏ cũng đủ làm bé bị ngộ độc nặng.
  • Hạt bơ: Ngoài việc chứa hàm lượng persin cao, hệ tiêu hóa của chó không thể tiêu hóa được hạt bơ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn ruột rất nguy hiểm.

Socola và đồ ngọt

Chó không ăn được socola và rất hại cho cơ thể bé nếu dụng nạp các loại đồ ngọt khác.

Socola rất độc hại cho bé bởi trong thành phần cấu tạo có chứa một chất hóa học kịch độc cho chó là theobromine. Ngộ độc theobromine ở chó rất nghiêm trọng, gây ra các triệu chứng như: Run cơ, co giật, chảy máu, tim đập nhanh, đau tim, có thể dẫn đến tử vong. Vì thế những thanh socola ngọt ngào chắc chắn luôn phải nằm trong list “những thực phẩm chó không được ăn”.

Đồ ngọt cũng là thực phẩm không tốt cho tất cả các loại động vật, bao gồm cả chó. Dung nạp nhiều thức ăn ngọt có thể tăng các vấn đề về sức khỏe của bé như: Tiểu đường, béo phì, các bệnh tim mạch, đẩy nhanh tốc độ lão hóa… Vì vậy, sen nên loại bỏ đồ ngọt ra khỏi khẩu phần ăn của boss nhé.

Cà phê và thực phẩm chứa caffeine

Nhiều bạn có thói quen khởi đầu ngày mới với một tách cà phê thơm ngon, để cơ thể tỉnh táo và bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả. Nhưng, bạn phải ghi nhớ: Cà phê và các thực phẩm chứa caffeine rất độc hại cho bé, nằm trong top các thực phẩm chó không được ăn.

Caffeine trong cà phê và các thực phẩm khác khiến chó bị mất kiểm soát cơ bắp, co giật, nôn mửa, tiêu chảy, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong nếu bé chẳng may ăn, uống phải. 

Sen cần tuyệt đối lưu ý không cho bé ăn, uống những thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine nhé.

Nho và nho khô

Theo nghiên cứu của trung tâm kiểm soát ngộ độc động vật Mỹ, ăn nho tươi hay nho khô đều sẽ gây ngộ độc cho chó, biểu hiện thường thấy là nôn mửa liên tục, hôn mê nhiều giờ liền. Thậm chí, sau khi hồi phục, bé luôn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, ủ rủ, nặng hơn có thể bị suy thận vĩnh viễn.

Lý do là trong nho có chứa thành phần salicylate, đây là một chất độc tác động xấu đến thận của chó. Ngay sau khi ăn phải hợp chất salicylate, lượng máu đến thận bé sẽ suy giảm, bé cảm thấy đau đớn vùng thận, khát nước, uống nước và đi tiểu liên tục. Đây cũng là biểu hiện đầu tiên khi bé bị ngộ độc salicylate. 

Như vậy, sen hãy bỏ ngay nho ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày của bé nhé. 

Khoai tây sống

Khoai tây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của con người, bởi vậy, nhiều bạn thắc mắc chó có ăn khoai tây được không?

Chó có thể ăn lượng ít khoai tây nấu chín và tuyệt đối không được ăn khoai tây sống.

Trong khoai tây sống chứa hàm lượng cao solanin – một chất cực độc đối với hệ thần kinh của chó. Sau khi nấu chín, hàm lượng solanin trong khoai tây sẽ giảm đi rất nhiều, sẽ an toàn nếu bạn cho bé ăn một lượng nhỏ. Tuy nhiên, hàm lượng carbohydrate cao trong khoai tây nấu chín cũng có thể gây ra tình trạng béo phì, tiểu đường, viêm tụy ở bé nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, sen cần lưu ý nếu muốn cho bé ăn khoai tây nhé. 

Sữa và các thực phẩm từ sữa

Chó có thể uống được sữa chó mẹ và các loại sữa công thức dành riêng cho chó. 

Những loại sữa và thực phẩm từ sữa dành cho người như sữa đặc, sữa tươi, sữa chua… không phù hợp và không nên cho chó ăn. Những loại thực phẩm này chứa hàm lượng cao lactose và chất béo, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bé:

  • Cơ thể chó không sản sinh ra enzyme phân hủy lactose, bởi thế, khi dung nạp thực phẩm có chứa hàm lượng lactose cao sẽ dẫn đến các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa…
  • Chất béo trong sữa cũng có dẫn đến bé gặp phải các tình trạng rối loạn tiêu hóa và viêm tụy.

Rượu, bia, thức uống chứa cồn

Cồn là một chất kịch độc đối với chó, chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ, bé có thể bị nôn mửa, sốt, thở gấp, mất kiểm soát cơ bắp, co giật, suy nhược thần kinh, thậm chí dẫn đến tử vong.

Sen cần lưu ý để bé tránh xa rượu, bia và các thức uống chứa cồn nhé.

Thức ăn chứa nhiều muối

Thêm muối vào thức ăn là một việc làm bình thường và an toàn với chó cưng của bạn. Tuy nhiên, nếu thêm quá nhiều muối vào thức ăn thì lại là một vấn đề khác cần phải suy nghĩ.

Chó ăn thức ăn quá nhiều muối dẫn đến tình trạng dư thừa natri, khi hàm lượng natri tích lũy trong cơ thể bé cao có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận và đường tiết niệu. Nhiều trường hợp, bé ăn thức ăn quá nhiều muối dẫn đến ngộ độc natri, khiến bé bị tiêu chảy, nôn mửa, run rẩy, co giật, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Những món ăn vặt thường ngày chứa nhiều muối của sen như bim bim, khoai tây chiên, đậu phộng rang muối… có thể gây hại cho bé.

Hành, tỏi, hẹ

Hàm lượng N-propyl disulfide trong hành, tỏi, hẹ có thể phá hủy tế bào hồng cầu máu của chó, dẫn đến hiện tượng thiếu máu, làm cho bé yếu đi nhanh chóng, nhịp tim tăng cao và cơ thể suy nhược.

Các triệu chứng sau khi chó ăn phải hành, tỏi, hẹ sẽ diễn biến từ từ và dần trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên hãy đảm bảo bé cưng của bạn tránh xa hành, tỏi, hẹ, thậm chí là các thực phẩm sử dụng chúng để ướp trước khi nấu nhé.

Trứng sống

Trứng sau khi nấu chín là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cực kỳ tốt cho các bé cún. Tuy nhiên, trứng sống lại nằm trong danh sách các thực phẩm chó nên tránh xa.

Cũng như thịt sống, cá sống, trứng sống có thể chứa các loại vi sinh vật gây hại cho bé như vi khuẩn E.Coli, salmonella…

Sau khi ăn trứng sống, bé con sẽ có thể dễ dàng gặp các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ, nghiêm trọng hơn, bé có thể bị tổn thương hệ tiêu hóa dẫn đến tử vong.

Bạn hãy nhớ tuyệt đối không cho chó ăn trứng sống dù chỉ một chút nhé. 

2. Lưu ý khi chó ăn phải những thực phẩm chó không được ăn

Nếu bé cưng của bạn không may ăn phải những thực phẩm trong danh sách “Thực phẩm chó không được ăn” thì bạn nên giữ bình tĩnh để kịp thời xử lý cho bé, tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất nhé:

  • Đầu tiên, hãy quan sát kỹ biểu hiện của bé, khi bé có những phản ứng bất thường thì hãy liên hệ với bác sĩ thú ý để được tư vấn cụ thể.
  • Trường hợp bé ăn phải những thực phẩm gây ra phản ứng mạnh như socola, cafein, rượu, bia… thì bạn cần đưa bé đến cơ sở, phòng khám thú y ngay lập tức để các bác sĩ kịp thời cấp cứu cho bé, không cần đợi đến khi bé có biểu hiện bất thường.

3. Những thực phẩm nên cho chó ăn

Chó nên ăn gì? Bạn hãy lưu ngay danh sách những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho chó để bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của bé nhé:

  • Thịt nấu chín.
  • Cá và các loại hải sản.
  • Các loại trái cây tươi như: Chuối, dưa hấu, táo, dâu tây…
  • Một số loại rau củ quả như: Bí ngô, cà rốt, khoai lang, măng tây, bông cải xanh…
  • Các loại ngũ cốc như: Gạo, ngô, đậu xanh, yến mạch…
  • Thức ăn sẵn cho chó như: Hạt dinh dưỡng, sữa dành riêng cho chó, pate…

Một chế độ ăn tốt, cân bằng các chất dinh dưỡng không những giúp bé luôn khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt mà còn giúp bé duy trì vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu. Sen hãy tìm hiểu kỹ về chế độ ăn của giống chó đang nuôi để tạo cho bé một thực đơn phong phú và đầy đủ dinh dưỡng nhất nhé.

4. Chăm sóc chó cưng toàn diện

Chó cưng cũng như một đứa trẻ, cần được nâng niu, chăm sóc để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh, tinh nghịch và xinh xắn. Ngoài việc chuẩn bị cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, sen cũng nên quan tâm lưu ý đến mọi phương diện sống của bé như: Môi trường sống, chế độ vận động, huấn luyện các thói quen tốt, grooming chó… 

Grooming chó là gì? Grooming cho chó bao gồm các hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho chó như: Cắt móng, tắm sấy, chải chuốt, cắt tỉa, cạo lông, tạo hình, nhuộm lông… Bạn có thể tự grooming chó định kỳ tại nhà hoặc đưa bé đến các spa grooming chuyên nghiệp để bé được các chuyên gia chăm sóc. Việc grooming chó thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho bé như: Giúp bé luôn khỏe mạnh, sạch sẽ, thơm tho; hạn chế tình trạng bé bị nhiễm các bệnh về da; tăng hiệu quả điều trị nếu chẳng may da bé bị bệnh; hỗ trợ tốt cho quá trình huấn luyện bé…

Bạn có thể tìm hiểu, học hỏi các kiến thức, cách sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng chuyên dụng  và kỹ năng grooming từ cơ bản đến nâng cao để chăm sóc cho bé cưng của mình một cách tốt nhất. Các khóa học grooming chó chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng trở thành một “sen” đa năng của boss. 

5. Khóa học grooming chó tại Pet Icon

Pet Icon là học việc đào tạo grooming chó chuyên nghiệp và chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Đến với Pet Icon bạn sẽ có cơ hội học tập, làm việc với master Giang Trịnh – Master chuyên nghiệp có hơn 9 năm kinh nghiệm đào tạo grooming trong nước và quốc tế.

Hiện nay, Pet Icon đang giảng dạy những khóa học sau:

  • Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
  • Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
  • Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese…. và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
  • Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.

Truy cập  https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.

Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pets Icon Việt Nam

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88