Cùng Pet Icon tìm hiểu cách nhận biết cảm xúc của chó khi vui, chẳng hạn như khi vui ngôn ngữ cơ thể của chó thế nào, giải mã các hành vi của chó khi vui…

Nội dung chính:

  • Chó có cảm xúc không?
  • 8 biểu hiện, ngôn ngữ cơ thể của loài chó khi vui
    1. Chó vẫy đuôi
    2. Chó tạo tư thế play bow
    3. Chó nằm ngửa bụng khi ngủ
    4. Chó liếm mặt, lỗ tai… của bạn
    5. Chó vuốt mặt bằng chân
    6. Tổng thể khuôn mặt của chó lúc vui
    7. Chó thèm ăn và ăn khá nhiều
    8. Chó không cắn phá đồ đạc trong nhà
  • Khóa học tại Pet Icon về chăm sóc chó, cún cưng

______

Chó có cảm xúc không?

Chó có cảm xúc giống như con người chúng ta không? Đó là thắc mắc của hầu hết những người nuôi chó. Và theo các nhà khoa học, chó cũng có những cung bậc cảm xúc không khác gì con người cả. Các bé cún có thể cười khi vui và khóc khi buồn (theo Tạp chí Current Biology).

Chó có cảm xúc không?

Không chỉ vậy, cún cưng nhà bạn đôi khi còn biểu đạt cảm xúc thông qua từng cử chỉ, hành động như là vẫy đuôi, tư thế nằm, việc liếm láp… 

Trong phạm vi bài viết này thì các bạn hãy cùng Pet Icon tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể cũng như là giải mã hành vi của chó khi các bé vui vẻ nhé. Và để tìm hiểu biểu hiện của chó khi buồn, khi giận dữ… bạn xem bài viết dưới đây nha.

>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về chó khi buồn, khi giận dữ.

8 biểu hiện, ngôn ngữ cơ thể của loài chó khi vui

1. Chó vẫy đuôi

Hình ảnh một chú chó vẫy đuôi mừng chủ về đã quá quen thuộc với chúng ta phải không các bạn? Vậy nên top 1 biểu hiện của chó khi vui chắc chắn phải là hành động vẫy đuôi liên tục của các bé rồi. 

Tuy nhiên, các bạn cần quan sát kỹ vị trí của những chiếc đuôi để tránh hiểu sai ý bé nhé. Nếu bạn thấy đuôi cún cưng ở một trong những mô tả sau đây thì yên tâm bé đang vô cùng thoải mái và vui vẻ nhé:

  • Thả lỏng giữa 2 chân, không dựng đứng và không có chút dấu hiệu nào của sự căng thẳng;
  • Đuôi chó hướng cao hơn bình thường một chút nhưng vẫn ở trạng thái thoải mái, không cong, không dựng lên và vẫy đuôi một cách liên tục. 

Hiển nhiên là để biết chính xác tâm trạng của cún cưng lúc đó đang thế nào thì ngoài việc quan sát những chiếc đuôi bạn cũng nên kết hợp các biểu cảm trên gương mặt cũng như cơ thể của bé.

2. Chó tạo tư thế play bow

Khi bạn thấy một chú chó đang trong tư thế play bow với 2 chân trước duỗi thẳng hơi hạ sát xuống mặt đất, 2 chân sau nhón cao lên và mông hướng lên trời (như ảnh minh họa) thì hãy sẵn sàng vui chơi cùng bé nhé.

Tư thế play bow khi chó muốn rủ bạn chơi cùng

Ngoài ra bạn cũng có thể thấy một số bé sẽ hơi ngọ nguậy cơ thể hoặc vẫy đuôi mạnh liên tục, điều đó cũng chỉ thay cho lời mời chơi cùng thôi chứ không có gì nguy hiểm đâu bạn nhé. 

Để có thể luôn trong tư thế sẵn sàng chơi cùng bé hoặc cũng giúp các bé tự chơi khi không có bạn ở nhà, bạn nên cân nhắc mua một số đồ chơi yêu thích cho cún cưng, chẳng hạn các loại bóng, dây thừng hình xương cho bé gặm, đồ cào móng… 

Bạn tìm hiểu thêm các đường dẫn sau để có thể shopping cho cún cưng nhé:
>> Top 5 những vật dụng cần thiết khi nuôi chó;

>> Mua sắm dụng cụ grooming chó.

3. Chó nằm ngửa bụng khi ngủ

Thông thường bạn sẽ thấy chó nằm ngủ nghiêng, tuy nhiên với một chú chó đang trong tâm trạng thoải mái, không lo lắng, không đề phòng với mọi thứ xung quanh thì bạn sẽ thấy tư thế ngủ ngửa bụng đáng yêu như ảnh phía dưới.

Chó nằm ngửa bụng khi ngủ

Bạn có biết vì sao hiếm khi chó chọn tư thế nằm ngủ ngửa bụng không? Đối với giống chó nói chung thì ngực, cổ và bụng là yếu điểm khi sống trong môi trường tự nhiên. Vậy nên phải thật sự cảm thấy an toàn và thoải mái thì chó mới “trưng” những yếu điểm đó trong khi ngủ, cũng là lúc chúng không có khả năng phòng thủ.

4. Chó liếm mặt, lỗ tai… của bạn

Đã bao giờ chó liếm tay, chân hoặc có khi là mặt của bạn chưa? Có thể nói hành động liếm láp chính là bản năng của loài chó và có khá nhiều lý do để một chú chó liếm bạn, chẳng hạn:

  • Để có thể nói chuyện với bạn;
  • Để tìm hiểu xem ngày hôm nay bạn đã chạm vào những gì, đã gặp những ai hoặc có nựng nịu bé cún nào khác hay không ^^;
  • Để thể hiện tình cảm với bạn hoặc đôi khi để vỗ về, an ủi bạn…
Chó liếm mặt bạn mỗi khi bạn về nhà

Và cho dù việc liếm láp này không hẳn xuất phát từ cảm xúc vui vẻ của chó, tuy nhiên theo nghiên cứu, cứ mỗi lần chó liếm bạn thì chất dẫn truyền thần kinh Endorphin sẽ được giải phóng, điều này giúp cho cún cưng được thoải mái hơn và vui vẻ hơn nhiều đấy.

5. Chó vuốt mặt bằng chân

Có rất nhiều lý do để chó vuốt mặt bằng chân, có thể là để lau mặt sau khi ngủ dậy, có thể là do các bé đang sợ hãi vì tiếng ồn hoặc cũng có thể là bé đang muốn trêu bạn, chọc cười bạn.

Vì sao Pet Icon lại nói chó muốn bạn vui vẻ nên mới vuốt mặt bằng chân như thế? Lý do bởi vì chó là loài sống theo bầy đàn, với bản tính phục tùng và muốn dành những điều tốt nhất cho con đầu đàn nên chắc hẳn thi thoảng bạn sẽ thấy bé mang đến đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì lạ lạ mà bé “săn” được để chia sẻ với bạn. Tương tự, nếu bé thấy bạn cười mỗi khi bé vuốt mặt, bé sẽ tự ghi nhớ và làm điều đó để khiến bạn vui vẻ. Và hiển nhiên, những lúc đó cún cưng nhà bạn cũng đang trong trạng thái rất thoải mái và vui vẻ thì bé mới có thể biến thành một “cây hài” để trêu ghẹo bạn. 

Tuy nhiên, như Pet Icon chia sẻ thì hành động vuốt mặt bằng chân bao gồm cả lý do sợ hãi. Cho nên bạn cần tinh ý để nhận biết cảm xúc của chó khi vuốt mặt bằng chân cũng như cần quan sát xem môi trường, quang cảnh xung quanh có đang tác động đến cảm xúc của bé hay không để từ đó xác định được đâu là cái vuốt mặt vui vẻ, hài hước và đâu là cái vuốt mặt hoang mang, lo sợ. 

6. Tổng thể khuôn mặt của chó lúc vui

Tất cả những ngôn ngữ cơ thể của loài chó mà Pet Icon nói trên đều sẽ đi kèm với biểu hiện trên khuôn mặt của chó. Vậy nên, bạn không chỉ phải đọc hành vi của chó đúng mà còn phải thật đầy đủ để xác định được chính xác tâm trạng của bé khi đó.

Chó có biết cười không? 

Chẳng hạn, hình ảnh một chú chó với khuôn mặt hí hửng, vẫy đuôi liên tục chạy ra cửa nhà đón bạn sẽ hoàn toàn khác với một chú chó có khuôn mặt hơi đừ, thoáng chút mệt mỏi nhưng cũng vẫy đuôi nhè nhẹ chạy ra cửa đón bạn. 

Và để có thể nắm bắt được tâm lý loài chó cũng như là không hiểu nhầm hành vi của bé thì không có cách nào khác ngoài việc bạn phải dành thời gian quan sát, chăm sóc và thấu hiểu.

7. Chó thèm ăn và ăn khá nhiều

Chó cũng tương tự như chúng ta, khi có chuyện buồn hoặc lo lắng gì đó thì rõ ràng là chúng ta cũng “nuốt không trôi” phải không các bạn? Chó cũng vậy, khi vui chó sẽ có xu hướng thèm ăn nhiều hơn và ăn cũng nhiều hơn. 

Một trong những lý do dẫn đến việc thèm ăn khi vui của chó có liên quan đến vấn đề vận động thể chất. Cụ thể là khi vui, chó sẽ hoạt động nhiều hơn, các bé muốn chơi nhiều hơn thay vì chỉ nằm ì một chỗ. Từ việc chạy nhảy, vận động giúp tiêu tốn năng lượng thì các bé sẽ cảm thấy đói nhanh hơn và muốn ăn nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, khi tăng khẩu phần ăn cho chó, bạn cũng cần lưu ý tần suất hoạt động, trao đổi chất để tránh tình trạng béo phì ở chó bạn nhé. 

8. Chó không cắn phá đồ đạc trong nhà

Hình ảnh những chú chó Ngáo Husky bị nhốt trong nhà buồn chán nên cắn phá đồ đạc chắc không còn xa lạ với chúng ta nữa đúng không các bạn? Và ngược lại, khi vui vẻ và được ở gần “sen” thì việc cắn phá gần như là không còn nữa (ngoại trừ chó con các bạn nhé). 

Tuy nhiên, Pet Icon hiểu bạn cũng không thể ở cạnh các “boss” 24/7 được vì còn khá nhiều việc phải lo. Đó là lý do Pet Icon luôn khuyên bạn trước khi quyết định nuôi chó, việc quan trọng cần làm đó là chọn giống chó để nuôi. Bởi nếu tính chất công việc yêu cầu bạn phải ra ngoài thường xuyên hoặc phải đi công tác khá nhiều thì chó Ngáo Husky là đối tượng phải loại đầu tiên. Thay vào đó, bạn có thể chọn Poodle hoặc Chihuahua là những giống chó nhỏ, dễ nuôi và có thể nói là khá ngoan. 

Tìm hiểu thêm:

>> Top 4 giống chó phù hợp cho người bận rộn;

>> Hướng dẫn cách nuôi chó cho người đi làm cả ngày.

Khóa học tại Pet Icon về chăm sóc chó, cún cưng

Hiện tại, Pet Icon đang có các khóa học chăm sóc chó như sau:

Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.

Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.

Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống thú cưng khác nhau, cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.

Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.

Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.

______

Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pet Icon Việt Nam

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88