
Bạn có biết mèo con mấy ngày mở mắt, mấy tháng thì tắm được và bú bao nhiêu là đủ? Cách chăm mèo con mới đẻ khác gì cách nuôi mèo con mới đẻ không có mẹ? Xem ngay.
Nội dung chính:
- Top 7 những câu hỏi về cách chăm mèo con mới đẻ
-
- Mèo con mấy ngày mở mắt?
- Mèo con ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày?
- Mèo con mới đẻ nên cho ăn gì?
- Mèo con mới đẻ cho uống sữa gì và bú bao nhiêu là đủ?
- Mèo con kêu liên tục có sao không?
- Mèo con mấy tháng thì tắm được?
- Mèo con mấy tháng thì tiêm phòng?
- Khóa học chăm sóc mèo, thú cưng tại Pet Icon
Top 7 những câu hỏi về cách chăm mèo con mới đẻ
1. Mèo con mấy ngày mở mắt?
Cũng giống như trẻ sơ sinh, lúc mới chào đời mèo khá nhạy cảm với ánh sáng và hoàn toàn không thể mở mắt. Các bé mèo lúc này luôn trong trạng thái nhắm nghiền mắt, không thể nhìn và cũng không thể nghe bất cứ âm thanh nào xung quanh.
Trong những ngày đầu đời, mọi hoạt động của mèo con chỉ đơn giản là nằm im và bú mẹ, việc làm vệ sinh cơ thể sẽ “giao phó” hết cho mèo mẹ. Mặc dù không mở mắt nhưng các bé mèo sơ sinh này hoàn toàn có thể tìm được vú mẹ nhờ vào khứu giác.

Vậy mèo đẻ mấy ngày thì mở mắt? Trung bình khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày, mèo con sẽ có thể làm quen với ánh sáng và dần mở mắt. Tiếp đến trong khoảng 14 ngày tuổi là sự phát triển của 2 tai, mèo con lúc này sẽ bước vào giai đoạn “nghe ngóng”, tiếp nhận thông tin xung quanh và tập phản xạ dần với những âm thanh đó. Và đến 20 ngày tuổi thì mắt mèo đã có thể mở hoàn toàn. Tuy nhiên, đến khoảng 6 – 8 tuần tuổi thì màu mắt của mèo mới được định hình rõ ràng.
Bạn cũng cần lưu ý là, tùy từng bé mèo mà việc mở mắt có thể diễn ra đồng thời ở cả 2 mắt hoặc lần lượt từng mắt. Điều đó là hoàn toàn bình thường, cho nên bạn tuyệt đối không nên đẩy nhanh quá trình mở mắt của mèo vì việc ép mèo tiếp xúc ánh sáng quá sớm có thể khiến bé bị mù hoặc ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng sau này.
2. Mèo con ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày?
Như nội dung trên thì bạn có thể thấy hầu hết trong giai đoạn đầu đời, mèo con chỉ ngủ và bú mẹ. Các bé mèo dưới 1 tháng tuổi có thể “đánh” một giấc đến tận 12 tiếng, bú mẹ 30 phút rồi lại tiếp tục giấc ngủ dài. Tức là, 90% hoạt động của mèo là ngủ.
Càng lớn thì mèo càng ngủ ít đi, thời lượng của mỗi giấc ngủ cũng sẽ ngắn hơn, tuy nhiên tổng thời gian ngủ của mèo vẫn khá nhiều, trong khoảng 16 – 18 tiếng mỗi ngày. Bạn thấy mèo mê ngủ đến mức độ nào chưa!
3. Mèo con mới đẻ nên cho ăn gì?
Mèo con mới đẻ chỉ có thể uống sữa mẹ. Riêng đối với những bé mèo bị mất mẹ hoặc tách mẹ, hoặc mèo mẹ không có khả năng cho con uống sữa, thì bạn có thể mua sữa công thức, sữa bột cho mèo chứ không nên cho mèo ăn dù là thức ăn mềm như thế nào chăng nữa.
Sở dĩ mèo con mới sinh chỉ có thể uống sữa là vì lúc này, mọi bộ phận trong cơ thể mèo vô cùng non nớt: răng chưa mọc, hệ tiêu hóa chưa ổn định, hệ miễn dịch gần chưa chưa hình thành… Vậy nên, mèo con cũng tương tự như trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.
Trong những trường hợp mèo con không được uống sữa mẹ, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Pet Icon để lựa chọn sữa thay thế phù hợp cho mèo con:
4. Mèo con mới đẻ cho uống sữa gì và bú bao nhiêu là đủ?
Đối với mèo con còn mẹ thì việc bú sữa sẽ vô cùng đơn giản bởi mèo mẹ sẽ trực tiếp chăm sóc các bé mèo con. Tuy nhiên, việc nuôi mèo con mới đẻ không có mẹ hoặc tách mẹ quá sớm lại có phần khó khăn trong việc chọn sữa.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sữa công thức cũng như thương hiệu sữa dành cho mèo. Tùy điều kiện tài chính của “con sen” mà bạn cân nhắc lựa chọn, tuy nhiên cần lưu ý là bạn chỉ nên cho mèo uống sữa dành cho mèo, tuyệt đối không sử dụng sữa của con người cho các bé mèo con nói riêng và mèo nói chung để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mèo nhé.

Riêng đối với định lượng sữa thì tùy theo từng độ tuổi mà bạn tham khảo các gợi ý sau:
- Đối với mèo con từ dưới 2 tuần tuổi, bạn nên tách nhỏ các cữ sữa thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 tiếng, mỗi cữ sữa khoảng 3 – 4ml;
- Đối với mèo con từ dưới 4 tuần tuổi, bạn có thể giảm các cữ sữa nhưng tăng định lượng cho mỗi lần bú, trung bình khoảng 7ml/lần bú;
- Đối với mèo con từ 3 tháng tuổi trở xuống bạn có thể xen kẽ các cữ sữa và thức ăn mềm để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé.
Để biết chính xác mèo con bú bao nhiêu là đủ bạn có thể áp theo nguyên tắc: cứ mỗi 28.3gr trọng lượng cơ thể mèo thì bạn cho bé uống khoảng 8ml sữa. Khi đó, tùy vào số lần bạn cho mèo bú trong ngày mà lượng sữa sẽ khác nhau.
5. Mèo con kêu liên tục có sao không?
Tại sao mèo kêu liên tục? Mèo con kêu liên tục có sao không? Hoặc mèo con kêu liên tục khi về nhà mới là tại sao? Đây là những câu hỏi phổ biến mà người nuôi mèo nào cũng thắc mắc khi mèo con “ồn ào” hơn bình thường.
Tùy trường hợp mà tiếng kêu của mèo con sẽ mang hàm ý khác nhau, chẳng hạn với những bé mèo vừa chuyển đến nhà mới hoặc vừa bị tách khỏi mẹ, bị tách khỏi đàn quá sớm thì bạn không cần phải quá lo lắng, bởi tiếng kêu của mèo lúc này không hề liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Bạn chỉ cần vuốt ve, thể hiện sự yêu thương đối với mèo, dần dần các bé sẽ quen với môi trường sống mới thôi.
Bạn cũng cần để ý xem mèo có đói không, có bị lạnh không, hay mèo có đang cần đi vệ sinh không để đáp ứng nhu cầu cho các bé. Muốn xác định được những vấn đề này bạn cần phải dành thời gian chăm sóc và hiểu bé mèo đấy.
Ngược lại, trong những trường hợp mèo đang gặp vấn đề về sức khỏe thì tiếng kêu của mèo chắc chắn sẽ đi kèm với các triệu chứng như là tiêu chảy, ói, bỏ cữ sữa… Lúc này bạn nên đưa mèo đến phòng khám thú y để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
6. Mèo con mấy tháng thì tắm được?
Đối với những bé mèo sơ sinh thì bạn không nên tắm, việc sạch sẽ quá mức lúc này có thể khiến cho mèo con bị cảm, nặng hơn là viêm phổi bởi thể chất cũng như hệ miễn dịch của mèo trong giai đoạn này vô cùng yếu.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi mèo con sẽ được mèo mẹ chăm sóc và làm sạch bằng cách liếm láp. Bạn chỉ cần dọn dẹp vệ sinh và giữ cho ổ của “gia đình mèo” được sạch sẽ nhất có thể thôi nhen.

Đối với những bé mèo con tách mẹ hoặc mèo con bị mất mẹ quá sớm thì bạn cũng không nên tắm cho các bé, thay vào đó bạn có thể dùng khăn ấm lau sơ qua lớp lông bên ngoài và tập trung làm vệ sinh ổ của bé là được.
Vậy thì mèo con mấy tháng tắm được? Có nơi sẽ tư vấn cho bạn từ 6 tuần tuổi, có nơi lại bảo chỉ được tắm cho mèo con khi bé đủ 6 tháng tuổi. Thật ra tùy vào thể trạng cũng như môi trường sống mà lần tắm đầu tiên của mỗi bé mèo là khác nhau. Tuy nhiên, theo Pet Icon khoảng thời gian thích hợp để bạn tắm cho mèo con là từ 2 – 3 tháng tuổi. Đây là thời điểm cơ thể mèo đang trong giai đoạn phát triển, các bé có phần cứng cáp hơn và thể chất của mèo cũng dẫn ổn định hơn.
Bạn có thể chọn tắm khô hoặc tắm ướt cho mèo, tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
- Chỉ nên tắm cho mèo bằng sữa tắm dành riêng cho mèo;
- Nên pha nước ấm vừa đủ, không quá nóng và không quá lạnh;
- Sau khi tắm cho mèo bạn cần sấy thật khô, tránh để ẩm dễ khiến mèo bị cảm hoặc tạo cơ hội cho ký sinh trùng đeo bám.
>> Xem thêm: 3 cách tắm cho mèo con sợ nước
7. Mèo con mấy tháng thì tiêm phòng?
Mèo con dưới 12 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để bạn tiêm các mũi vacxin ngừa bệnh cho mèo. Mũi tiêm đầu tiên có thể từ 8 – 9 tuần tuổi, các mũi tiếp theo có thể cách nhau 3 – 4 tuần, tùy theo chỉ định lịch tiêm từ bác sĩ thú y.

Bạn có thể chọn lựa 1 trong 2 loại sau để tiêm vaccine cho mèo:
- Tiêm vacxin 3 bệnh cho mèo: suy giảm bạch cầu, viêm mũi khí quản và bệnh FHV;
- Tiêm vaccine 4 bệnh cho mèo: suy giảm bạch cầu, viêm mũi khí quản, Feline Calicivirus và Chlamydia (nhiễm trùng đường hô hấp trên).
Pet Icon cũng đã có một bài viết chia sẻ rất chi tiết các mũi tiêm vaccine cho mèo cũng như các vấn đề liên quan đến việc tiêm phòng cho mèo con, bạn tham khảo theo đường dẫn sau.
>> Có cần tiêm phòng cho mèo con không?
Khóa học chăm sóc mèo, thú cưng tại Pet Icon
Hiện tại, Pet Icon đang có các khóa học chăm sóc mèo con nói riêng và các giống mèo nói chung như sau:
➡ Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
➡ Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
➡ Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống thú cưng khác nhau, cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
➡ Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.
Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.
Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pet Icon Việt Nam
- 48 đường số 11, KDC Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- 0898 276 008
- pigavietnam@gmail.com
- Master Giang Trịnh – Học viện đào tạo cắt tỉa lông thú cưng Pet Icon