Có cần thiết phải tẩy giun cho mèo? Nên tẩy giun cho mèo khi nào? Lịch tẩy giun cho mèo? Kinh nghiệm tẩy giun cho mèo tại nhà? Cùng Pet Icon tìm hiểu nhé!
Nội dung chính:
- Có cần thiết phải tẩy giun cho mèo?
- Điểm danh một số loại giun, sán mèo thường nhiễm phải
- Triệu chứng nhận biết mèo bị nhiễm giun, sán
- Lịch tẩy giun cho mèo
- Kinh nghiệm tẩy giun cho mèo tại nhà
- Chăm sóc mèo đúng cách
- Khóa học grooming mèo tại Pet Icon
Tại sao nên tẩy giun cho mèo? Khi nào nên tẩy giun cho mèo? Có nên tẩy giun cho mèo tại nhà?… Những người nuôi mèo sẽ luôn đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc tẩy giun cho mèo. Cùng Pet Icon tìm hiểu tất tần tật những thông tin cần thiết về việc tẩy giun cho mèo nhé!
1. Có cần thiết phải tẩy giun cho mèo?
Tất cả các loài động vật sống bao gồm cả mèo đều có nguy cơ bị nhiễm các loại giun, sán. Đối với mèo con, giun, sán thường lây nhiễm qua sữa mẹ. Đối với mèo trưởng thành, giun, sán thường xâm nhập vào cơ thể do sự tiếp xúc với các cá thể nhiễm bệnh, ăn phải trứng giun, sán bám trên thức ăn, lông, phân…
Mèo không được tẩy giun, sán đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể như:
- Nôn ói, đau bụng, viêm dạ dày.
- Mèo ăn nhiều nhưng không tăng cân, chậm phát triển.
- Giun, sán bám vào thành ruột, ký sinh hút máu và chất dinh dưỡng gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu hụt protein, có thể dẫn đến hiện tượng phình bụng, gây khó chịu ở mức độ nặng.
- Mèo bị nhiễm giun, sán có thể gây áp lực lên phổi, dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp, bé không thể thở một cách bình thường.
- Mèo bị nhiễm giun, sán cũng có nguy cơ lây nhiễm qua người, đặc biệt là trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu.
Vậy, tẩy giun cho mèo là một việc làm vô cùng cần thiết để đảm bảo bé khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt cũng như hạn chế nguy cơ lây nhiễm giun, sán cho chủ nhân.
2. Điểm danh một số loài giun, sán mèo thường nhiễm phải
Có rất nhiều loài giun, sán ký sinh trong cơ thể mèo, một số loại phổ biến mèo thường nhiễm phải là:
- Giun tròn: Có thân hình tròn, dài như sợi mì Ý, giun tròn trưởng thành có chiều dài tối đa khoảng 12 – 13cm. Đây là loại giun phổ biến nhất thường gặp phải ở mèo. Giun tròn có thể lây nhiễm qua sữa mẹ, phân, chất thải của những loài động vật nhiễm giun khác.
- Giun móc: Có kích thước nhỏ hơn nhiều so với giun tròn, giun móc thường ký sinh ở ruột non mèo, hút máu vật chủ nên có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng bé, đặc biệt là mèo con. Mèo có thể nhiễm giun móc qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc qua da.
- Giun phổi: Loài giun ký sinh trong phổi mèo, gây ra các vấn đề về phổi. Mèo bị lây nhiễm giun phổi qua các vật chủ trung gian như ốc, sên, chim, chuột…
- Giun tim: Chúng sống ký sinh trong tim mèo và động mạch phổi. Mèo bị nhiễm giun tim khi bị muỗi nhiễm bệnh cắn. Giun kim không lây lan giữa mèo với mèo hay với các loại động vật khác.
- Sán dây: Một loài ký sinh trùng có thân hình chia đốt như chuỗi hạt gạo, phẳng, chiều dài tối đa lên tới hơn 20cm. Sán dây xâm nhập vào cơ thể mèo khi bé ăn phải những động vật mang trứng sán như bọ chét, chim, chuột… Mèo bị nhiễm sán dây có thể dễ dàng nhìn thấy những đốm trắng nhỏ như hạt gạo trên lông, phần đuôi, phân…
3. Triệu chứng nhận biết mèo bị nhiễm giun, sán
Khi mèo bị nhiễm giun, sán sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loài ký sinh trùng. Một số dấu hiệu phổ biến khi mèo bị nhiễm giun, sán như:
- Bé bị tiêu chảy hoặc táo bón;
- Nhìn thấy giun, sán trong phân, gần hậu môn;
- Phân có máu;
- Bụng phình to, căng cứng;
- Giảm cân;
- Nôn mửa;
- Thiếu máu;
- Ho;
- Khó thở.
Nếu phát hiện mèo của bạn có những triệu chứng trên thì hãy đưa bé đến cơ sở thú y sớm nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé. Tuyệt đối không nên cố gắng tự điều trị giun cho mèo ở nhà.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Để phòng tránh và loại bỏ sớm nguy cơ nhiễm phải các loại giun, sán gây hại cho mèo, sen nên chủ động tẩy giun cho bé định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y nhé.
4. Lịch tẩy giun cho mèo
Việc tẩy giun cho mèo theo độ tuổi sẽ mang lại hiệu quả cao, sen hãy lưu ý lịch tẩy giun cho mèo như sau:
- Mèo con dưới 3 tháng tuổi: Tẩy giun 2 tuần 1 lần.
- Mèo con từ 3 – 6 tháng tuổi: Tẩy giun 1 tháng 1 lần.
- Mèo từ 6 tháng – 1 năm tuổi: Khoảng 2 – 3 tháng tẩy giun 1 lần.
- Mèo trên 1 năm tuổi: Tẩy giun 1 – 2 lần mỗi năm. Nếu bé sống trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm giun, sán cao thì nên tẩy giun 3 – 4 lần/ năm.
- Mèo mang thai: Tẩy giun 1 lần trước khi giao phối, tẩy giun thêm 1 lần nữa trước khi bé sinh khoảng 1 tuần.
- Mèo đang cho con bú: Tẩy giun theo lịch của mèo con đang bú mẹ.
- Đối với mèo đã phát hiện nhiễm giun: Tẩy giun ngay lập tức và tẩy lại sau 2 tuần. Sau đó, thực hiện tẩy giun theo lịch trình như trên.
5. Kinh nghiệm tẩy giun cho mèo tại nhà
Mèo bị nhiễm các loại giun, sán sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bé. Do đó, sen nên chú trọng việc tẩy giun cho mèo. Sen có thể dẫn mèo cưng đến các cơ sở thú y uy tín để thực hiện việc tẩy giun hoặc tự tẩy giun cho mèo tại nhà.
Sau đây Pet Icon sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm sen nên áp dụng khi tẩy giun cho mèo tại nhà:
- Lựa chọn thuốc tẩy giun cho mèo: Hãy chọn địa chỉ uy tín để mua thuốc tẩy giun cho mèo để tránh mua phải thuốc kém chất lượng.
- Có thể cho mèo uống thuốc tẩy giun trực tiếp, hòa vào nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn của bé.
- Các bước cho mèo uống thuốc tẩy giun:
- Cố định mèo cưng, để mèo quay lưng về phía bạn.
- Dùng tay không thuận giữ xương hàm dưới của mèo, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Dùng ngón cái và ngón trỏ tay thuận cầm thuốc. Chèn móng tay của bạn vào giữa 2 hàm răng mèo, sau đó dùng ngón tay trỏ đẩy thuốc xuống cổ họng bé. Lưu ý cẩn thận để không làm cổ họng bé bị trầy xước.
- Nhanh chóng rút tay ra khỏi miệng mèo, bé sẽ nuốt viên thuốc một cách nhanh chóng.
- Bạn cũng có thể nhét viên thuốc vào miếng pho mát hoặc miếng thịt… để đánh lừa bé cưng, bé sẽ tưởng rằng mình đang được thưởng nên sẽ ăn ngon lành.
- Nếu cho mèo uống thuốc tẩy giun dạng nước, thì sau khi giữa xương hàm dưới của bé, đặt đầu ống nhỏ thuốc hoặc ống tiêm vào miệng sao cho phần đầu ống thuốc nằm giữa má và nướu. Từ từ bơm thuốc vào để bé nuốt thành nhiều lần.
- Bạn cần thao tác nhanh chóng và dứt khoát, không được ôm hay ghì quá chặt mèo cưng để tránh bé cảm thấy khó chịu và cắn ngược lại bạn.
Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn và bỡ ngỡ khi lần đầu cho mèo uống thuốc tẩy giun. Nhưng chỉ cần làm được 1 lần, lần sau bạn sẽ cảm thấy việc này rất nhẹ nhàng, các bé cũng sẽ rất ngoan ngoãn hợp tác.
6. Chăm sóc mèo đúng cách
Ngoài việc tẩy giun cho mèo đúng lịch và đúng cách, sen cần quan tâm đến tất cả các phương diện khác trong đời sống của mèo như:
- Chăm chút, vệ sinh cho nơi ăn ở, ngủ nghỉ, sinh hoạt của bé. Tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Chế độ ăn đủ cả chất và lượng: Đảm bảo bé được cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Bạn nên tìm hiểu về giống mèo đang nuôi và xây dựng thực đơn bao gồm đầy đủ các chất protein, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho bé nhé.
- Đừng nhốt bé quá lâu, hãy tranh thủ dắt bé đi dạo, âu yếm, vuốt ve, vui chơi với bé mỗi ngày. Để bé có một sức khỏe tốt, không cảm thấy cô đơn, tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- Dẫn bé đi khám thú y định kỳ, tiêm vacxin phòng bệnh cho mèo theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Grooming mèo: Bao gồm các hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bé như: Cắt móng, tắm, sấy, chải lông, cắt tỉa, cạo lông, tạo hình, nhuộm lông… Sen có thể tự grooming mèo tại nhà hoặc dẫn bé đến các spa grooming thú cưng chuyên nghiệp để bé được chăm sóc một cách tốt nhất nhé.
7. Khóa học grooming mèo tại Pet Icon
Để tự tay grooming cho mèo cưng, bạn cần được trang bị những kiến thức về mèo và các kỹ năng grooming cần thiết như: Kỹ năng sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng, kỹ năng tắm, sấy, cắt tỉa, tạo hình lông… Bạn có thể tự tìm hiểu trên các trang thông tin uy tín hoặc tham gia các khóa học grooming mèo để đảm bảo được trang bị các kiến thức và kỹ năng tốt nhất để chăm sóc bé.
Học viện cắt tỉa thú cưng Pet Icon là một trong những địa điểm đào tạo grooming mèo uy tín và chất lượng nhất tại Việt Nam hiện nay. Pet Icon cung cấp các khóa học grooming thú cưng từ cơ bản đến nâng cao. Đến với Pet Icon, bạn sẽ được tư vấn cụ thể để lựa chọn khóa học phù hợp với nhu cầu của mình.
Học tập tại Pet Icon, bạn sẽ được giảng dạy bởi master Giang Trịnh – Master chuyên nghiệp có hơn 9 năm kinh nghiệm đào tạo grooming trong nước và quốc tế. Không những được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng chuyên sâu trong chăm sóc thú cưng, sau khi hoàn thành khóa học pet grooming tại Pet Icon, bạn sẽ được hỗ trợ xuyên suốt quá trình chăm sóc bé cưng hay theo đuổi sự nghiệp grooming chuyên nghiệp.
Hiện nay, Pet Icon đang giảng dạy những khóa học sau:
- Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
- Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
- Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese…. và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
- Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.
Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.
—
Thông tin liên hệ:
Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pets Icon Việt Nam
- Địa chỉ: 48 đường số 11, KDC Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0898 276008
- Email: pigavietnam@gmail.com
- Fanpage: Master Giang Trịnh – Học viện đào tạo cắt tỉa lông thú cưng Pet Icon.