Bệnh dại, giảm bạch cầu, suy giảm hệ miễn dịch – FIV, viêm phúc mạc – FIP, bạch cầu – FeLV là những bệnh nguy hiểm ở mèo rất phổ biến cần lưu ý phòng tránh.
Nội dung chính:
- Top 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo, triệu chứng, cách phòng tránh
- Bệnh dại ở mèo
- Bệnh giảm bạch cầu
- Bệnh suy giảm hệ miễn dịch (FIV) – sida mèo
- Bệnh viêm phúc mạc – FIP
- Bệnh bạch cầu – FeLV
- Chăm sóc mèo toàn diện
- Khóa học grooming mèo tại Pet Icon
Bệnh dại, giảm bạch cầu, suy giảm hệ miễn dịch – FIV, viêm phúc mạc – FIP, bạch cầu – FeLV là những bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo. Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng tránh những bệnh nguy hiểm ở mèo này nhé.
Top 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo, triệu chứng, cách phòng tránh
1. Bệnh dại ở mèo
Bệnh dại còn được gọi là bệnh Rabies, nguyên nhân chính gây bệnh là do một loại virus dại cấp tính tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương của mèo. Bệnh có thể lây lan từ cá thể này sang cá thể khác và từ mèo sang người thông qua tiếp xúc với nước bọt có chứa virus dại.
Bệnh dại là một bệnh rất nguy hiểm, dù mèo hay người bị nhiễm bệnh đều sẽ dẫn đến tử vong 100%, không thể cứu chữa được.
Thời gian ủ bệnh dại ở mèo: Từ 2 – 5 tuần.
Triệu chứng bệnh dại ở mèo:
- Chảy nước dãi;
- Đồng tử mắt mở to hơn;
- Trở nên hung dữ và có những hành động kỳ lạ;
- Trong những ngày cuối, mèo sẽ bỏ ăn, ngáp nhiều, suy hô hấp biểu hiện ở việc khó thở và tử vong.
Phòng tránh bệnh dại ở mèo
Trong tất cả các loài động vật thì mèo là loài dễ mắc bệnh dại nhất. Bệnh chưa có phương pháp điều trị và có thể gây lây lan sang người nên khi nuôi mèo sen cần chú trọng thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh cho mèo bao gồm:
- Tiêm vacxin phòng bệnh dại được cho là biện pháp phòng tránh bệnh hữu hiệu nhất. Hãy tiêm vacxin dại cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Không cho mèo cưng tiếp xúc với những động vật có biểu hiện bất thường để tránh lây nhiễm bệnh.
2. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu hay còn gọi là bệnh Ca-rê được xem như một bệnh ung thư ở động vật. Mèo là loài có tỷ lệ nhiễm bệnh Ca-rê cao nhất trong tất cả các loài vật nuôi, đặc biệt đối với mèo con từ 3 – 11 tháng tuổi, mèo có sức khỏe, sức đề kháng yếu.
Bệnh Ca-rê do một loại virus có tên là Felien pavovirus gây ra. Virus xâm nhập vào cơ thể mèo qua đường tiêu hóa, hô hấp, tấn công vào các mô, cơ quan, làm cho lượng bạch cầu giảm đi.
Bệnh Ca-rê ở mèo rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao từ 50 – 80%, một số chú mèo có sức đề kháng tốt có thể chống chọi lại với bệnh nhưng sẽ để lại nhiều di chứng.
Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo:
- Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện khát nước, nôn nhiều, phân có mùi khắm, đôi khi phân có lẫn máu. Khi sờ vào bụng bé sẽ đau và phản kháng lại;
- Tiêu chảy;
- Chảy nhiều nước mắt, trũng, sụp mí mắt;
- Mệt mỏi, trở nên nhợt nhạt;
- Suy dinh dưỡng;
- Thiếu máu;
- Có thể trở nên hung dữ, cắn xé mọi thứ xung quanh;
- Một số bé bị sốt cao 40 độ C, lông xù lên, bỏ ăn, vô cảm.
Nếu bé không đủ sức đề kháng để chống chọi lại bệnh tật, sau một thời gian ngắn thân nhiệt của bé sẽ giảm sâu, bé rơi vào hôn mê và tử vong.
Phòng tránh bệnh Ca-rê ở mèo
Cách phòng tránh bệnh Ca-rê tốt nhất hiện nay là tiêm vacxin phòng bệnh, không nuôi mèo khỏe mạnh chung với những bé nghi ngờ nhiễm bệnh vì bệnh này rất dễ lây lan.
3. Bệnh suy giảm hệ miễn dịch (FIV) – sida mèo
Bệnh suy giảm miễn dịch – FIV ở mèo cũng giống như bệnh HIV ở người. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, làm suy giảm từ từ cho tới khi phá hủy toàn bộ hệ miễn dịch của mèo, dẫn đến mèo dễ mắc các bệnh khác dẫn đến tử vong. Có thể nói, FIV là căn bệnh gây ra cái chết từ từ và đau đớn cho mèo.
Bệnh do virus FIV gây ra, chỉ lây lan từ mèo sang mèo, qua các vết cắn, vết trầy xước, không lây lan qua đường hô hấp, ăn uống. Bệnh cũng có thể lây lan từ mèo mẹ sang con trong quá trình mang thai và cho con bú. Tỷ lệ mắc bệnh ở mèo đực cao hơn mèo cái. Theo thống kê, cứ 100 bé mèo sẽ có 3 bé bị nhiễm bệnh FIV.
Triệu chứng bệnh FIV – sida ở mèo:
Bệnh FIV sẽ trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có triệu chứng khác nhau.
- Giai đoạn cấp tính: Thường kéo dài 4 – 6 tuần sau khi mèo nhiễm bệnh. Lúc này, mèo thường bị sốt, sưng bạch huyết, da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị nhiễm trùng đường ruột.
- Giai đoạn tiềm ẩn: Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm, mèo không có biểu hiện rõ rệt. Tuy vậy, bên trong cơ thể, hệ thống miễn dịch của bé đang dần bị phá hủy từng ngày.
- Giai đoạn cuối (giai đoạn bệnh AIDS): Lúc này, toàn bộ hệ thống miễn dịch của mèo đã bị virus phá hủy, mèo sẽ mắc các bệnh cơ hội như nhiễm trùng răng miệng, viêm đường hô hấp, bệnh thần kinh, thiếu máu, ung thư… dẫn đến tử vong.
Phòng bệnh FIV cho mèo
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh FIV ở mèo chưa có phương pháp điều trị, bởi thế, cách tốt nhất là phòng tránh bệnh cho bé:
- Tiêm vacxin phòng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ thú y;
- Hạn chế cho mèo tiếp xúc với những chú mèo lạ;
- Không cho những chú mèo đùa giỡn với nhau quá nhiều dẫn đến cắn xé nhau.
4. Bệnh viêm phúc mạc – FIP
Được mệnh danh là “án tử dành cho mèo”, bệnh viêm phúc mạc – FIP là bệnh không thể chữa trị, tỷ lệ tử vong lên đến 98%; hy hữu có trường hợp điều trị có thể giúp kéo dài sự sống cho bé.
Bệnh FIP ở mèo do virus corona trên mèo gây ra, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể bé như gan, phổi, ruột, đặc biệt là màng phúc mạc, màng bọc ngoài cùng của não. Virus corona thường tồn tại trong phân mèo và có khả năng lây nhiễm cho các loài vật nuôi khác.
Triệu chứng bệnh FIP ở mèo:
Những chú mèo khác nhau sẽ thường có biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào dạng bệnh: Dạng khô hoặc dạng ướt.
Dạng khô:
- Mèo thường bị sốt nhẹ;
- Chán ăn, bỏ ăn;
- Vàng da;
- Viêm màng bồ đào;
- Sưng hạch bạch huyết;
- Bụng mèo phình to;
- Có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Mất kiểm soát, nhãn cầu rung, co giật.
Dạng ướt:
- Sưng phù toàn bộ cơ thể hoặc sưng phù quanh phần mắt do dịch tích tụ;
- Bụng phình to;
- Thở gấp;
- Mệt mỏi, nhợt nhạt;
- Sốt.
Phòng tránh bệnh FIP ở mèo
Sen có thể giảm thiểu tối đa khả năng mắc bệnh FIP cho mèo cưng bằng cách:
- Tiêm vacxin phòng bệnh FIP hàng năm, kể từ khi mèo được 4 tháng tuổi;
- Giữ cho môi trường sống của mèo sạch sẽ, khô ráo;
- Hạn chế để mèo tiếp xúc với phân, nước bọt của những con mèo lạ;
- Chế độ dinh dưỡng và vận động tốt giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé.
>> Bạn có thể xem thông tin chi tiết hơn về nguyên nhân, các phòng tránh bệnh này tại bài viết: Bệnh FIP ở mèo.
5. Bệnh bạch cầu – FeLV
Bệnh bạch cầu hay bệnh FeLV ở mèo cũng là một căn bệnh nguy hiểm, khó phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ tử vong của mèo mắc bệnh là 85% trong vòng 3 năm. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị bệnh FeLV ở mèo.
Bệnh FeLV do virus FeLV ở mèo gây ra. Bệnh chỉ lây lan từ mèo sang mèo, không lây qua người và những động vật khác. Con đường lây nhiễm bệnh FeLV ở mèo: Thông qua nước bọt, nước tiểu, máu, phân và sữa. Tuy nhiên, bệnh FeLV không dễ lây nhiễm, khả năng lây nhiễm cao khi mèo tiếp xúc lâu ngày với mèo bệnh, giao phối, ăn chung, đi vệ sinh chung khay.
Triệu chứng bệnh FeLV ở mèo:
Ở giai đoạn đầu, bệnh FeLV ở mèo hầu như không có biểu hiện gì, vì vậy, rất khó nhận biết mèo đã mắc bệnh ở giai đoạn này. Sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm, mèo mới có một hoặc nhiều biểu hiện cụ thể, như:
- Nướu nhạt;
- Bên trong miệng và lòng trắng mắt có màu vàng;
- Hạch bạch huyết mở rộng;
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên, bàng quang hoặc da;
- Chán ăn, sụt cân;
- Lông xơ xác;
- Yếu, thờ ơ, thở khó khăn;
- Sốt kéo dài;
- Tiêu chảy kéo dài;
- Viêm miệng, loét nướu.
Phòng tránh bệnh FeLV ở mèo
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có vacxin phòng bệnh FeLV cho mèo. Cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là giữ cho mèo cưng của bạn tránh xa các nguồn lây nhiễm:
- Giữ mèo trong nhà, hạn chế cho bé tiếp xúc với những con mèo lạ, mèo có khả năng nhiễm bệnh;
- Nếu dẫn mèo ra ngoài, hãy trông chừng để bé không đi lang thang và đánh nhau với những con mèo khác;
- Trước khi dẫn một bé mèo mới về nhà, bạn hãy đưa bé đi xét nghiệm để chắc chắn bé không bị nhiễm bệnh FeLV, tránh lây lan cho các bé khác;
- Nếu xác định mèo của bạn bị bệnh FeLV, hãy cách ly bé, đảm bảo vệ sinh, khử trùng nghiêm ngặt sau khi tiếp xúc với bé.
Chăm sóc mèo toàn diện
Mèo cưng mắc phải những căn bệnh nguy hiểm là điều mà không chủ nhân nào mong muốn. Hãy hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh và chăm sóc kỹ lưỡng để bé có một sức khỏe tốt nhất. Sen hãy lưu ý:
- Chuẩn bị cho bé một nơi ăn ở, ngủ nghỉ sạch sẽ, thoáng mát.
- Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ, thường xuyên dọn sạch khu vệ sinh cho bé.
- Hạn chế tối đa cho bé tiếp xúc với những chú mèo lạ, mèo nghi ngờ nhiễm bệnh lây nhiễm.
- Đảm bảo bé có một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Sen hãy tìm hiểu kỹ về những thực phẩm nên và không nên cho mèo ăn nhé.
- Cho bé tập thể dục đều đặn mỗi ngày, giúp cơ thể bé cường tráng, khỏe mạnh, cải thiện và duy trì hệ miễn dịch.
- Đưa bé đi khám thú y định kỳ, hoặc khi phát hiện bé có các dấu hiệu lạ.
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chăm sóc da, lông cho mèo: Grooming mèo thường xuyên để bé luôn sạch sẽ, xinh xắn và khỏe mạnh.
Bạn có thể tham khảo thêm một các bài viết khác về cách chăm sóc sức khỏe cho mèo tại Peticon:
>> Tiêm phòng cho mèo: Có cần tiêm không, khi nào tiêm, tiêm những mũi gì, chi phí tiêm
>> Tẩy giun cho mèo – Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun và lịch tẩy giun cho mèo
>> Mèo không được ăn gì? Top 10 thực phẩm mèo nên tránh xa
>> Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo
Khóa học grooming mèo tại Học viện Pet Icon
Grooming mèo là gì? Grooming mèo bao gồm những hoạt động sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng nhằm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bé như: Cắt móng, tắm sấy, chải lông, cắt tỉa lông, cạo lông, tạo hình, nhuộm lông…
Để grooming mèo, sen cần trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết thông qua các khóa học grooming thú cưng từ cơ bản đến nâng cao.
Học viện cắt tỉa thú cưng Pet Icon là một địa chỉ học tập grooming thú cưng uy tín, chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam hiện nay. Pet Icon đang được dẫn dắt bởi master Giang Trịnh – Master chuyên nghiệp với hơn 9 năm kinh nghiệm đào tạo grooming thú cưng trong nước và quốc tế.
Pet Icon cam kết: 100% học viên sau khi hoàn thành các khóa học grooming tại đây sẽ thành thạo các kỹ năng grooming để chăm sóc thú cưng hoặc theo đuổi sự nghiệp grooming chuyên nghiệp.
Hiện nay, Pet Icon đang giảng dạy những khóa học sau:
- Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
- Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
- Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese… và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
- Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.
Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.
Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pets Icon Việt Nam
- Địa chỉ: 48 đường số 11, KDC Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0898 276008
- Email: pigavietnam@gmail.com
- Facebook: Master Giang Trịnh – Học viện đào tạo cắt tỉa lông thú cưng Pet Icon.