Bệnh viêm phúc mạc FIP ở mèo là gì? Bệnh FIP có lây không? Các thể bệnh viêm phúc mạc? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh bệnh FIP ở mèo

Nội dung chính:

  1. Bệnh viêm phúc mạc – FIP ở mèo là gì? Nguyên nhân do đâu?
  2. Bệnh FIP có lây nhiễm không? Mèo nào dễ mắc bệnh FIP?
  3. Triệu chứng bệnh viêm phúc mạc – FIP ở mèo 
  4. Chẩn đoán bệnh FIP ở mèo
  5. Điều trị bệnh FIP ở mèo
  6. Phòng tránh bệnh FIP ở mèo
  7. Chăm sóc mèo đúng cách
  8. Khóa học grooming mèo tại Pet Icon

Viêm phúc mạc – FIP ở mèo là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có tính chất phức tạp và chưa được hiểu rõ. Bệnh FIP là gì? Bệnh FIP có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo? Hãy cùng Pet Icon tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Bệnh viêm phúc mạc – FIP ở mèo là gì? Nguyên nhân do đâu?

Viêm phúc mạc ở mèo – hay còn gọi là FIP (Feline Infectious Peritonitis) là một bệnh lý gây ra bởi virus Corona ở mèo, ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể mèo như não, gan, thận, phổi, da… đặc biệt là màng phúc mạc, màng bọc ngoài cùng của vỏ não. Virus Corona ở mèo khác với virus Corona gây ra COVID-19 ở người. 

Virus Corona ở mèo rất phổ biến, không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào ngoài tiêu chảy nhẹ và thường sẽ tự phục hồi sau 7 đến 10 ngày. Nhưng khi virus Corona ở mèo bị biến thể, các tế bào bạch cầu bị nhiễm virus sẽ lây lan ra khắp cơ thể, gây ra các phản ứng viêm dữ dội xung quanh các mạch máu, các mô xung quanh bụng, thận và não mèo. Chính sự tương tác giữa hệ thống miễn dịch của cơ thể mèo và virus là nguyên nhân khiến bệnh FIP phát triển.

Căn bệnh FIP sẽ phát triển dần dần trong cơ thể mèo nhiễm bệnh và 98% gây tử vong trong một thời gian ngắn, chỉ có một vài trường hợp hy hữu đáp ứng điều trị giúp kéo dài sự sống và giảm sự khó chịu cho mèo.

2. Bệnh FIP có lây nhiễm không? Mèo nào dễ mắc bệnh FIP?

Bệnh FIP ở mèo có lây nhiễm không?

Câu trả lời là có. Bệnh FIP ở mèo có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các cá thể mèo với nhau thông qua:

  • Trực tiếp: Từ mèo mẹ truyền sang mèo con;
  • Gián tiếp: Tiếp xúc với phân, tiếp xúc gần, liếm láp, dùng chung đồ… với mèo nhiễm bệnh. 

Mèo nào dễ mắc bệnh FIP?

Khoảng 80 – 90% mèo bị nhiễm một hoặc nhiều chủng virus Corona ở một thời điểm nào đó trong đời. Hầu hết mèo bị nhiễm virus Corona đường ruột sẽ tự phục hồi và sống khỏe mạnh, chỉ có 5-10% mèo mắc virus bị biến thể sẽ tiến triển thành bệnh viêm phúc mạc – FIP.

Tuy không có nghiên cứu cụ thể về đối tượng mèo nào bệnh FIP dễ tấn công, nhưng theo nhiều số liệu và các cuộc khảo sát, những chú mèo có những đặc điểm sau thuộc nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh FIP:

  • Mèo sống trong các hộ gia đình, nơi trú ẩn hoặc trại nuôi nhiều mèo;
  • Mèo bị căng thẳng do chuyển nhà;
  • Mèo đã phẫu thuật hoặc có tiền sử nhiễm trùng;
  • Yếu tố di truyền cũng được cho là góp phần vào sự phát triển của FIP, mèo có cha mẹ mắc bệnh viêm phúc mạc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Mèo đực có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn mèo cái;
  • Mèo con, mèo già, mèo mắc bệnh nền có hệ miễn dịch yếu, suy giảm có nguy cơ mắc bệnh FIP cao;
  • Các loài mèo thuần chủng Abyssinian, Bengal, Birman, Himalayan, Ragdoll và Devon Rex dễ mắc FIP hơn.

Các yếu tố trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh FIP hầu như sẽ không tấn công những chú mèo khỏe mạnh có khả năng miễn dịch tốt, vì vậy việc quan trọng nhất là sen nên chú trọng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mèo.

3. Triệu chứng bệnh viêm phúc mạc – FIP ở mèo

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh FIP ở mèo có thể khác nhau nhưng thường bao gồm: Sốt tăng giảm liên tục, chán ăn, mệt mỏi… Qua thời gian, mèo bị nhiễm bệnh sẽ có nhiều triệu chứng hơn, tùy thuộc vào thể bệnh.

Bệnh FIP có hai thể bệnh là: Thể khô và thể ướt. Mèo bị nhiễm bệnh có thể biểu hiện một trong hai thể bệnh hoặc kết hợp cả hai. Các triệu chứng cụ thể của các thể bệnh FIP ở mèo: 

  • Thể khô: Bệnh FIP thể khô có một số biểu hiện phổ biến như: 
  • Mèo thường bị sốt nhẹ;
  • Chán ăn, bỏ ăn;
  • Sút cân, mệt mỏi, lười vận động;
  • Vàng da;
  • Viêm màng bồ đào;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Bụng phình to;
  • Khoảng 35% mèo mắc bệnh FIP thể khô xuất hiện một số triệu chứng thần kinh như: Mất kiểm soát, nhãn cầu rung, co giật, rối loạn hoặc mất điều hòa trong cơ thể.
  • Thể ướt: Thể FIP ướt gây tổn thương mạch máu, dẫn đến viêm, dịch rò rỉ từ máu vào các cơ quan trong ổ bụng và ngực. Với thể bệnh này, dịch sẽ tích tụ trong bụng và cơ thể gây ra hiện tượng trương phình:
  • Sưng phù toàn bộ cơ thể hoặc sưng phù quanh phần mắt;
  • Bụng phình to;
  • Thở gấp, khó thở, thở khò khè do dịch tích tụ ở ngực;
  • Mệt mỏi, nhợt nhạt;
  • Sốt.

Các triệu chứng của bệnh FIP ở mèo sẽ tiến triển nhanh và trở nên trầm trọng hơn qua thời gian. Hãy theo dõi, chăm sóc cẩn thận mèo cưng và đưa bé đến ngay các cơ sở thú y nếu bé xuất hiện những dấu hiệu trên.

4. Chẩn đoán bệnh FIP ở mèo

Bệnh viêm phúc mạc – FIP ở mèo rất khó chẩn đoán, do nhiều triệu chứng của bệnh có thể gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Không có xét nghiệm máu đơn lẻ nào để xác nhận mèo đã nhiễm bệnh FIP, bác sĩ thú y sẽ cần thực hiện nhiều xét nghiệm và kiểm tra kết hợp cho bé như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu dịch bụng, dịch ngực, chụp X-quang, siêu âm ổ bụng…

Bác sĩ sẽ kết luận mèo bị nhiễm FIP nếu bé xuất hiện các dấu hiệu:

  • Số lượng bạch cầu thấp hoặc cao bất thường;
  • Nồng độ protein trong máu tăng cao;
  • Có dấu hiệu vàng nướu hoặc vàng mắt;
  • Siêu âm và chụp X-quang phát hiện dịch tích tụ trong khoang bụng hoặc ngực;
  • Mẫu dịch bụng hoặc ngực có tỷ lệ protein cao, dịch có màu vàng;
  • Mèo thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Có một số xét nghiệm khác có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh FIP ở mèo như:

  • Xét nghiệm immunoperoxidase có thể phát hiện các tế bào bạch cầu bị nhiễm virus Corona biến thể ở mèo;
  • Công nghệ phản ứng chuỗi polymerase có thể được sử dụng để kiểm tra virus trong mô và dịch cơ thể;
  • Đôi khi, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết mô bị nhiễm trùng bên trong khoang bụng.

Mặc dù những xét nghiệm trên có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán mèo mắc bệnh FIP của bác sĩ thú y, nhưng hiện nay chưa có xét nghiệm nào cho ra kết quả chính xác 100%.

5. Điều trị bệnh FIP ở mèo

Bệnh FIP ở mèo từ lâu đã được coi là một căn bệnh không thể chữa khỏi. Mãi đến gần đây, thuốc kháng sinh mới được giới thiệu để giúp phòng ngừa bệnh. Một số phương pháp điều trị khác có thể bao gồm chăm sóc hỗ trợ, dẫn lưu chất lỏng tích tụ, truyền máu… Tuy nhiên chi phí điều trị cao và tỷ lệ thành công rất thấp. Chỉ có một số hy hữu mèo may mắn đáp ứng điều trị có thể giảm sự đau đớn, khó chịu và kéo dài sự sống. 

Bệnh viêm phúc mạc – FIP được xem như là “án tử” đối với loài mèo, việc “trợ tử” nên được tiến hành trong vài tuần hoặc vài tháng, nhằm giảm bớt nỗi đau cho mèo nhiễm bệnh cũng như của chủ nhân.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mèo cưng nhé.

6. Phòng tránh bệnh FIP ở mèo

Vì bệnh FIP phát triển sau khi virus Corona trong ruột mèo biến đổi, nên cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là ngăn cho mèo lây nhiễm virus Corona ngay từ đầu. Để ngăn ngừa nhiễm virus, bạn nên làm những điều sau đây:

  • Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh FIP ở mèo, nên bắt đầu tiêm vacxin cho mèo khi bé được 4 tháng tuổi và lặp lại mũi tiêm này hàng năm để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh cho bé;
  • Giữ cho mèo khỏe mạnh nhất có thể, duy trì chế độ ăn hợp lý cho mèo;
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, sinh hoạt, vệ sinh và các đồ dùng của mèo như đồ chơi, chậu cát, đĩa thức ăn…;
  • Nếu bạn nuôi nhiều mèo, hãy nuôi tối đa ba con mèo trong mỗi phòng để tránh điều kiện sống quá đông đúc;
  • Hạn chế cho mèo tự do đi lại bên ngoài để tránh tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm virus.

Viêm phúc mạc – FIP là căn bệnh nguy hiểm khó lường, khó chẩn đoán và điều trị, cũng như gây ra những tổn thương nghiêm trọng để cơ thể và đe dọa tính mạng của mèo. Vì vậy, sen hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh từ ngay từ khi bắt đầu nuôi mèo để hạn chế tối đa những điều đáng tiếc xảy ra nhé.

Sen có thể bắt đầu ngay bằng việc học cách chăm sóc mèo đúng cách. Mèo là một người bạn thân thiết, một thành viên trong gia đình, đừng ngần ngại bỏ công sức ra để chăm sóc sức khỏe cho mèo cưng của mình nhé.

7. Chăm sóc mèo đúng cách

Ở các độ tuổi và điều kiện sức khỏe khác nhau, mèo cần được hưởng chế độ chăm sóc và dinh dưỡng khác nhau. Sau đây là các mẹo chăm sóc mèo để giúp bé luôn khỏe mạnh, ngoại hình xinh xắn:

  • Giữ vệ sinh nơi ăn, ngủ của mèo, đảm bảo mèo luôn được sống trong điều kiện sạch sẽ, thoáng mát nhất. 
  • Dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ và thường xuyên dọn dẹp khu vệ sinh cho mèo.
  • Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.

→ Xem thêm:

Nên cho mèo ăn gì?

Không nên cho mèo ăn gì?

  • Cho mèo vui chơi, vận động mỗi ngày phù hợp với thể trạng của bé.
  • Khám sức khỏe định kỳ cho mèo.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh và tẩy giun cho mèo đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.

→ Xem thêm:

Lịch tiêm phòng cho mèo.

Tẩy giun cho mèo.

  • Grooming mèo thường xuyên: Sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho mèo qua các hoạt động như: Tắm sấy, cắt móng, chải lông, cắt tỉa lông, tạo hình, nhuộm lông…

Những mẹo này chỉ là những yêu cầu cơ bản đối với việc nuôi mèo. Để giữ cho mèo cưng của bạn được khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc, bạn cần dành nhiều thời gian và công sức để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần của mèo. Đối với sự quan tâm đó, bạn sẽ đền đáp bằng sự đồng hành và niềm vui của việc nuôi mèo mang lại. 

Xem thêm:

>> Cách nuôi mèo trong nhà

>> Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo

>> Các bệnh về da ở mèo

>> Các bệnh nguy hiểm ở mèo

8. Khóa học grooming mèo tại Pet Icon

Để nuôi nấng, chăm sóc mèo cưng đúng cách, sen sẽ cần trau dồi những kiến thức cơ bản về mèo và trang bị các kỹ năng cần thiết để chăm sóc mèo cưng một cách tốt nhất. Các khóa học grooming thú cưng từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp sen trong việc này.

Pet Icon là một địa chỉ cung cấp các khóa học grooming thú cưng uy tín, chất lượng, chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Đến với Pet Icon, bạn sẽ được học tập và làm việc với master Giang Trịnh – Master có hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo grooming trong nước và quốc tế.

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88