Chế độ dinh dưỡng cho chó, mèo? Nên hay không nên cho chó, mèo ăn chay? Bí quyết chăm sóc chó, mèo để bé khỏe mạnh, tinh nghịch? Cùng tìm hiểu nhé!

Nội dung chính:

  1. Nhu cầu dinh dưỡng của chó, mèo
  2. Lợi, hại của việc cho chó, mèo ăn chay lâu ngày
  3. Trường hợp nào nên cho chó, mèo ăn thuần chay?
  4. Lưu ý khi áp dụng chế độ ăn thuần chay cho chó, mèo
  5. Những điều bạn nên biết khi chăm sóc chó, mèo
  6. Khóa học grooming chó, mèo tại Pet Icon

Chó, mèo có nên ăn chay thuần không? Đây là câu hỏi được khá nhiều người nuôi chó, mèo quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng Pet Icon tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây nhé.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của chó, mèo

Chó, mèo cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để duy trì sự sống, hoạt động, sinh trưởng và phát triển. Tùy theo giống, độ tuổi, sinh lý, giai đoạn phát triển, trạng thái sức khỏe mà chó, mèo cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Với những chú chó, mèo bình thường, chế độ dinh dưỡng cần đáp ứng đầy đủ các chất sau:

  • Protein: Chó, mèo cần protein để duy trì sự sống và các hoạt động như sinh trưởng, mang thai, nuôi con… Cùng một khối lượng cơ thể, nhu cầu protein để duy trì sự sống của mèo cao hơn của chó, cụ thể: 18 – 23% ở chó, 20 – 33% ở mèo. Nguồn protein cung cấp cho chó, mèo thông qua các thực phẩm như: Thịt, cá, gà, trứng, sữa, hải sản… 
  • Chất béo: Đây là thành phần thiết yếu để cấu tạo nên các mô, cơ quan, các hoocmon quan trọng tham gia trực tiếp vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể chó, mèo. Đồng thời, các acid béo giúp giữ cho da, lông của chó, mèo khỏe mạnh và bóng mượt. Như vậy, chất béo cũng là một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của chó, mèo. Trong các thực phẩm như thịt, trứng, sữa… có một hàm lượng chất béo nhất định, ngoài ra, sen nên bổ sung vào chế độ ăn của bé các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu olive…
  • Carbonhydrate: Là một nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của chó, mèo. Trong đó, phổ biến nhất là tinh bột và chất xơ. Nhu cầu cacbonhydrate của chó, mèo khoảng 2 – 5% khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Tinh bột: Các loại thực phẩm như cơm, mì, bún… chứa hàm lượng tinh bột cao, giúp chó, mèo no lâu. Khi hấp thụ tinh bột vào cơ thể chó, mèo, chất này sẽ được chuyển hóa thành đường đơn – là thành phần tạo ra năng lượng cho cơ thể. 
  • Chất xơ: Các loại rau củ quả như khoai lang, cà rốt, khoai tây, bông cải xanh… sẽ cung cấp cho chó, mèo một hàm lượng chất xơ giúp bé ổn định tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, giảm nguy cơ ung thư đại tràng và hỗ trợ duy trì cân nặng.
  • Vitamin: Chó, mèo cần bổ sung đa dạng các loại vitamin như A, E, B, C, K… để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Các thực phẩm từ thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật, rau củ quả… là nguồn cung cấp vitamin tốt nhất cho các bé. 
  • Khoáng chất: Cũng như những loài động vật khác, chó, mèo cần được nạp một hàm lượng các chất khoáng như Ca, Fe, Zn… phù hợp để đáp ứng nhu cầu sống, sinh trưởng và phát triển.

Nước: Nước là thành phần không thể thiếu đối với tất cả các cơ thể sống. Chắc chắn chó, mèo cũng vậy. Nguyên tắc về nhu cầu nước hàng ngày cho chó là 70ml nước/1kg khối lượng cơ thể và mèo là 50ml nước/1kg khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, nhu cầu nước có thể chênh lệch tùy thuộc vào độ tuổi, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chó, mèo.

Sen cần tìm hiểu kỹ về giống chó, mèo đang nuôi để xây dựng cho các bé một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cho bé sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh và có một ngoại hình đẹp. 

→ Xem thêm: Chó không nên ăn gì?

Top thực phẩm mèo không nên ăn.

2. Tác hại của việc cho chó, mèo ăn chay lâu ngày

Chó, mèo là động vật ăn thịt, hệ tiêu hóa của chó mèo được mẹ thiên nhiên ban tặng cho khả năng tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất từ thịt. Khả năng tiêu hóa, phân giải cacbonhydrate của chó, mèo yếu vì thiếu enzym amylase – Enzyme phân giải cacbonhydrate thành đường đơn. Vì vậy, việc áp dụng chế độ ăn thuần chay lâu ngày sẽ mang lại nhiều tác hại cho bé như: 

  • Thiếu hụt protein cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của chó, mèo: Tuy thực vật cũng có thể cung cấp cho chó, mèo một lượng protein nhất định, tuy nhiên, protein thực vật khác protein động vật. Protein thực vật không cung cấp đủ các loại acid amin cần thiết cho chó, mèo. Điển hình nhất là protein thực vật thiếu hụt acid amin taurine, nếu bổ sung lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực của chó, mèo hay gây bệnh giãn cơ tim.
  • Hệ tiêu hóa của chó, mèo, đặc biệt là mèo, thiếu hụt các enzyme phân giải thực vật, bởi vậy, chúng sẽ không hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng trong thực vật.
  • Gây thừa vitamin: vitamin là một nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho chó, mèo, tuy nhiên, đây là nhóm nguyên tố vi lượng, nghĩa là chó, mèo cần một lượng nhỏ, vừa đủ. Việc cho chó, mèo ăn thuần chay mà không tính toán và kiểm soát có thể gây thừa vitamin dẫn đến ngộ độc.
  • Dư thừa cacbonhydrate: Đây là nhóm chất cung cấp năng lượng chủ yếu và quan trọng của động vật. Tuy nhiên, nếu cho chó, mèo ăn quá nhiều cacbonhydrate như tinh bột sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa năng lượng. Năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ, gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. 
  • Rau củ trộn không an toàn: Các loại rau củ quả dành cho chó, mèo thường được làm từ những nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, rau củ xay nhuyễn cũng là môi trường sống ưa thích của các loại vi khuẩn gây bệnh cho chó, mèo.

Trường hợp nào nên cho chó, mèo ăn thuần chay?

Một số trường hợp bác sĩ thú y sẽ khuyến cáo áp dụng chế độ ăn thuần chay cho chó, mèo như:

  • Chó, mèo bị bệnh thận, sỏi bàng quan urate.
  • Chó, mèo mắc bệnh viêm đường ruột IBD: Nhưng không phải bất cứ bé nào bị bệnh IBD đều thích hợp với chế độ ăn thuần chay, việc áp dụng chế độ ăn chay sẽ phụ thuộc vào phản ứng của từng bé.
  • Chó, mèo dị ứng, nhạy cảm với các thành phần protein động vật.

4. Lưu ý khi áp dụng chế độ ăn thuần chay cho chó, mèo

Nếu bắt buộc phải áp dụng chế độ ăn thuần chay cho chó, mèo, sen cần lưu ý:

  • Protein thực vật có tác dụng làm tăng độ kiềm của nước tiểu, dẫn đến nguy cơ bé bị sỏi struvite. 
  • Ăn thuần chay có thể dẫn đến những thay đổi trên da, lông của chó, mèo như: Lông trở nên bẩn, xỉn màu, thô ráp do thiếu các acid béo thiết yếu, da bị bong vảy… Những biểu hiện này thường xuất hiện sau 2 – 3 tháng sau khi áp dụng chế độ ăn thuần chay cho bé.

Nếu sen nhận thấy bất cứ thay đổi nào của bé cưng, hãy nhanh chóng đưa chúng đến các cơ sở thú y uy tín để bác sĩ thú y khám và làm các xét nghiệm cần thiết cho bé như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.  Bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết, giúp bé tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết đúng cách.

5. Những điều bạn nên biết khi chăm sóc chó, mèo

Bạn vừa dẫn các bé chó, mèo về nhà, thì hãy lưu ý những điều sau để chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé:

  • Vệ sinh nơi ăn, ngủ: Luôn đảm bảo cho bé một nơi ăn uống, ngủ nghỉ sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế sự tích tụ các vi sinh vật gây hại cho các bé.
  • Tập cho bé đi vệ sinh đúng chỗ: Điều này thực sự cần thiết để đảm bảo bé có một môi trường sống sạch sẽ và thuận tiện cho việc dọn dẹp của sen.
  • Ăn uống: Hãy thiết lập cho bé một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng bao gồm: Protein, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chỉ cho bé ăn chay trong những trường hợp đặc biệt được bác sĩ thú y chỉ định.
  • Vui chơi, tập luyện: Hãy cho các bé vui chơi và tập thể dục đều đặn mỗi ngày tùy theo thể trạng. Một số hoạt động sen nên làm cùng bé như: Đi dạo, đi bơi, chơi trò ném đĩa, nhặt đồ…
  • Dành thời gian âu yếm, vuốt ve, nói chuyện với bé: Điều này giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của chủ, tăng sự liên kết giữa chủ và bé. Cả bé và sen sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Hãy đảm bảo bé được đến các cơ sở thú y định kỳ để các bác sĩ thăm khám và phát hiện sớm bệnh tật cho bé, cũng như tư vấn làm sao chăm sóc bé một cách khoa học nhất. 
  • Tiêm phòng cho chó, mèo theo hướng dẫn của bác sĩ thú y nhé. Bạn có thể xem thông tin đầy đủ về các mũi tiêm, hướng dẫn lịch tiêm tại hai bài viết sau:
  • Grooming chó, mèo thường xuyên: Bao gồm các hoạt động sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bé như: Tắm sấy, cắt móng, chải lông, cắt tỉa lông, cạo lông, tạo hình, nhuộm lông… 

Tham khảo chi tiết các bài viết hướng dẫn chăm sóc chó, mèo cho người mới bắt đầu:

>> Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi chó;

>> Cách nuôi chó cho người bận rộn;

>> Chế độ ăn cho chó;

>> Cách nuôi mèo cho người mới bắt đầu;

>> Chăm sóc mèo trong mùa nóng;

>> Vật dụng cần chuẩn bị khi nuôi mèo.

Tham gia các khóa học grooming thú cưng cũng là một cách giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết để chăm sóc cho chó, mèo một cách tốt nhất. Hãy lựa chọn những địa điểm học tập grooming thú cưng uy tín và chất lượng để nâng cao hiệu quả học tập nhé.

6. Khóa học grooming chó, mèo tại Pet Icon

Pet Icon nổi tiếng là đơn vị cung cấp những khóa học grooming thú cưng uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp và chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Pet Icon thiết kế nhiều khóa học grooming phù hợp với nhu cầu học tập của từng đối tượng học viên, đảm bảo chất lượng đầu ra đạt 100%. Pet Icon cũng sẽ theo bước và hỗ trợ học viên sau khi tốt nghiệp trong suốt quá trình nuôi dạy, chăm sóc bé cưng hay theo đuổi sự nghiệp grooming chuyên nghiệp.

Đến với Pet Icon bạn sẽ được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, phòng ốc hiện đại, trang thiết bị được chú trọng đầu tư. Đặc biệt, bạn sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi master Giang Trịnh – Master tiếng tăm với hơn 9 năm kinh nghiệm đào tạo grooming thú cưng trong nước và quốc tế.

Hiện nay, Pet Icon đang giảng dạy những khóa học sau:

  • Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
  • Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
  • Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese… và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
  • Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.

Truy cập  https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.

Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pet Icon Việt Nam

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88