Cùng Pet Icon tìm hiểu ngay các giống chó lông dài xoăn xù, chó to lông dài thẳng với nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn Chihuahua lông dài, chó sục Yorkshire…
Nội dung chính:
- Top 7 các giống chó lông dài (màu vàng, màu trắng, màu đen…)
- Chó Chihuahua lông dài
- Chó Poodle lông dài
- Chó Lạp Xưởng lông dài
- Chó Phốc Sóc lông dài (Pomeranian)
- Chó Alaska lông dài
- Chó sục Yorkshire Terrier
- Chó Komondor
- Chó Shih Tzu
- Chó Havanese
- Chó Collie lông dài (Rough Collie)
- Khóa học tại Pet Icon về cách chăm sóc chó lông dài, grooming chó
Top 7 các giống chó lông dài (màu vàng, màu trắng, màu đen…)
1. Chó Chihuahua lông dài
Chihuahua thuần chủng có “quê quán” ở Mexico với bộ lông ngắn. Sau đó, để có được bộ lông dài như ảnh minh họa thì các bé Chihuahua thuần chủng sẽ được lai tạo với nhiều giống chó khác nhau, chẳng hạn: chó Nhật, chó Phốc Sóc, chó sục Yorkshire Terrier… Vậy nên bạn có thể nói Chihuahua lông dài là Chihuahua lai.
Chihuahua lông dài ngoài bộ lông dài thì các đặc điểm nhận dạng còn lại không khác gì Chihuahua lông ngắn, chẳng hạn: mắt to tròn, trán dồ nhẹ và cân nặng cũng rơi vào khoảng 4 – 5kg.
Thông thường các bé Chihuahua bạn thấy ở Việt Nam hầu hết đều là giống chó lông ngắn, khá hiếm có người nuôi Chihuahua lông dài bởi mức giá có phần cao hơn. Đó là chưa kể việc chăm sóc giống chó cảnh lông dài với điều kiện thời tiết như Việt Nam cũng được xem là một thử thách không hề nhỏ.
2. Chó Lạp Xưởng lông dài
Chó Lạp Xưởng còn được gọi là chó Xúc Xích, chó Dachshund. Các bé này cũng khá phổ biến ở Việt Nam nhưng chỉ được biết đến nhiều với bộ lông ngắn, còn chó Lạp Xưởng lông dài có vẻ vẫn hơi là lạ phải không các bạn?
Như hình các bạn có thể thấy là ngoài bộ lông dài xù, mềm mượt thì các đặc điểm nhận dạng của chó Xúc Xích lông dài đều không khác gì các bé lông ngắn cả.
Tính cách của chó Lạp Xưởng lông dài khá vui vẻ, năng động, rất thích chạy giỡn với trẻ nhỏ và cả những giống chó khác. Tuy nhiên, điểm trừ duy nhất của chó Lạp Xưởng lông dài đó là sự ương bướng, bạn sẽ cần khá nhiều thời gian để có thể dạy dỗ các bé đấy.
>> Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc chó Lạp Xưởng lông dài.
3. Chó sục Yorkshire Terrier
Có ngoại hình khá giống chó Nhật nhưng chó Yorkshire Terrier lại có nguồn gốc từ Anh. Cái tên Yorkshire cũng là tên của một hạt nông thôn nằm ở miền Bắc nước Anh.
Trái ngược với vẻ ngoài dịu dàng, thướt tha thì “công việc” ban đầu của chó Yorkshire Terrier chính là đuổi bắt chuột. Sau này các bé cún được nuôi như chó giữ nhà và khá phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ, bởi chúng rất thông minh, nhanh nhẹn và lành tính.
4. Chó Komondor
Komondor hay còn được biết đến với cái tên chó Giẻ Lau, lý do vô cùng đơn giản là vì trông các bé chẳng khác gì cái giẻ lau nhà cả.
So với các bé cún lông dài kể trên thì có lẽ chó Komondor lông dài có lịch sử cũng dài không kém, xuất hiện tận 1000 năm trước tại Hungary. Vì tổ tiên gần nhất của Komondor là chó Ngao Tây Tạng nên không quá bất ngờ khi các bé lông dài Komondor nặng khoảng 60kg và cao đến 75cm.
Khi còn bé, Komondor sẽ có bộ lông dài xù và xoăn gần giống Poodle nhưng càng lớn, bộ lông bỗng dưng tết thành từng mảng, từng dây đều tăm tắp y chang chiếc giẻ lau nhà. Mặc dù có đặc điểm nhận dạng hết sức đặc biệt như thế nhưng Komondor không được lòng của “hội con sen” đâu bạn nhé, bởi rõ ràng là việc chăm sóc cho bộ lông trùng trùng lớp lớp như thế không hề đơn giản chút nào.
5. Chó Shih Tzu
Chó Shih Tzu được xem là linh vật đại diện và mang đến thịnh vượng cho những ai nuôi chúng. Có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất hiện vào khoảng 1000 năm trước, vào thời đó chỉ có hoàng thân, quốc thích mới có thể nuôi Shih Tzu.
Shih Tzu đặc biệt nhờ bộ lông dài, thẳng và vô cùng mượt mà, có thể nói là có phần bồng bềnh. Và nhìn hình chắc hẳn bạn cũng thấy lông của bé cún Shih Tzu này rất dài, nên nếu muốn giữ vệ sinh cho bé cũng như không gây cản trở khi bé đi lại, sinh hoạt hằng ngày thì bạn sẽ cần khá nhiều thời gian để cắt ngắn gọn gàng đấy.
6. Chó Havanese
Chó Havanese cũng là một trong những giống chó lông dài nhất thế giới. Bé này thường bị nhầm lẫn với chó Nhật và chó Yorkshire bởi ngoại hình nhỏ nhắn, lông dài xoăn và và đôi mắt tròn xoe dễ thương vô cùng. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn bạn sẽ thấy bộ lông của Havanese là sự kết hợp giữa đặc điểm xoăn xù từ chó Nhật và đặc điểm dài thướt tha của Yorkshire.
Phần lông ở mặt của Havanese thường sẽ được tạo kiểu để có thể giữ được nét đặc trưng của bé, thay vì cắt tỉa gọn gàng như Poodle hay Phốc Sóc, bởi bộ lông dài chính là thước đo giá trị của Havanese đấy các bạn.
7. Chó Collie lông dài (Rough Collie)
Rough Collie là một giống chó săn gia súc, có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Scotland. Mặc dù không được biết đến nhiều ở Việt Nam nhưng Collie lông dài lại là bé cún được nữ hoàng Victoria yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên và tạo nên một làn sóng “hội những người yêu Collie” trong suốt những năm từ 1860 đến 1973.
Ngoài bộ lông dài óng ả là đặc điểm nhận dạng thì Collie lông dài còn được biết đến với tiếng sủa hơi khó nghe. Mặc dù vậy, Collie lông dài vẫn được chọn lựa làm vật nuôi trong nhà khá nhiều bởi sự thông minh, hòa đồng và quan trọng hơn hơn hết chúng cực kỳ yêu thích trẻ con.
——
Tất cả những giống chó lông dài thuộc top 7 mà Pet Icon chia sẻ ở trên đều cần “sen” đầu tư cả về thời gian, công sức và tiền của để có thể giữ cho bộ lông khỏe mạnh, mềm mượt và óng ả. Thêm nữa là, việc chăm sóc bộ lông dài của cún đúng cách sẽ giúp các bé tránh rất nhiều những bệnh về da và lông như viêm da rụng lông, lông bị vón cục, bị nấm, bị ve…
Bạn dành chút thời gian để tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết sau đây để hoàn thiện việc chăm sóc “boss” lông dài nhé.
>> Các dụng cụ cắt tỉa lông chó cần có;
>> Nguyên nhân lông chó bị vón cục;
>> Nguyên nhân và cách điều trị các bệnh nấm da ở chó.
Khóa học tại Pet Icon về cách chăm sóc chó lông dài, grooming chó
Hiện tại, Pet Icon đang có các khóa học chăm sóc chó lông dài, chó lông ngắn hoặc thú cưng nói chung như sau:
➡ Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
➡ Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
➡ Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống thú cưng khác nhau, cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
➡ Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.
Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.
______
Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pet Icon Việt Nam
- 48 đường số 11, KDC Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- 0898 276 008
- pigavietnam@gmail.com
- Master Giang Trịnh – Học viện đào tạo cắt tỉa lông thú cưng Pet Icon