Chó có bao nhiêu răng? Tại sao cần đánh răng cho chó? Đánh răng cho chó đúng cách? Một số bệnh răng miệng chó thường gặp? Cách chăm sóc chó từ A – Z.

Nội dung chính: 

1. Chó có bao nhiêu răng

2. Tại sao cần đánh răng cho chó? 

3. Hướng dẫn đánh răng cho chó đúng cách

3.1 Đánh răng cho chó cần chuẩn bị những gì?

3.2 Các bước đánh răng cho chó

4. Chăm sóc chó đúng cách từ A – Z

5. Khóa học grooming chó tại Pet Icon

Nhiều người nuôi chó thắc mắc: Có cần đánh răng cho chó không? Đánh răng cho chó như thế nào là đúng cách? Hãy cùng Pet Icon tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Chó có bao nhiêu răng?

Răng chó là một cấu trúc cứng ở khoang miệng, có chức năng nhai, nghiền và xé thức ăn. Răng chó gắn chặt với xương hàm, bao gồm có hai hàm: Hàm trên và hàm dưới.

Chó sơ sinh chưa có răng, khi bé đạt 21 – 30 ngày tuổi thì mới bắt đầu mọc răng. Răng chó mới mọc được gọi là răng sữa. Cũng giống như con người, theo thời gian, răng sữa chó cũng sẽ dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn (Khoảng từ 2 – 7 tháng tuổi răng chó sẽ được thay thế dần dần).

Tùy vào giống chó mà chúng sẽ có số lượng răng khác nhau, đa số chó có tổng 42 chiếc răng vĩnh viễn bao gồm:

  • Răng cửa: Chó có 12 cái răng cửa, 6 răng cửa hàm trên và 6 răng cửa hàm dưới.
  • Răng nanh: Tiếp đến là 4 răng nanh mọc ở ngay bên cạnh răng cửa, hàm trên 2 cái, hàm dưới 2 cái.
  • Răng tiền hàm: Chó có tổng cộng 16 răng tiền hàm, ở vị trí kế tiếp răng nanh, mỗi bên hàm có 4 cái.
  • Răng hàm: Số lượng răng hàm ở hàm trên và hàm dưới là khác nhau. Mỗi bên hàm trên có 2 cái, mỗi bên hàm dưới có 3 cái.
  • Khác với con người, chó không có răng khôn. 

2. Tại sao cần đánh răng cho chó? 

Một số vấn đề răng miệng chó thường gặp:

  • Bệnh nha chu (bệnh nướu): Bé sẽ bị đau ở phần giữa răng và nướu, bệnh có thể phát triển nặng dẫn đến rụng răng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Viêm nướu, sưng nướu: Các mảng bám tích tụ lâu ngày giữa các khe răng và cao răng sẽ là nơi thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dẫn đến viêm, sưng nướu. Bé sẽ bị đau, chảy máu, nướu sưng đỏ, hôi miệng.
  • Hôi miệng: Nguyên nhân chủ yếu của chứng hôi miệng ở chó là do các thức ăn thừa, mảng bám tích tụ trong răng miệng lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm nướu, nhiễm trùng nướu.
  • Sâu răng: Cũng giống như con người, chó hoàn toàn có khả năng bị sâu răng nếu răng không được vệ sinh sạch sẽ. Sâu răng làm bé đau đớn, khó ăn uống, thậm chí có thể sẽ phải nhổ răng sâu.

Đánh răng thường xuyên cho chó mỗi ngày là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé, hạn chế cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng cho chó hiệu quả.

Nên đánh răng cho chó bao nhiêu lần/ngày?

Bạn chỉ cần đánh răng cho chó 1 – 2 lần/ ngày là đủ để làm sạch và bảo vệ răng miệng cho bé. Nên bắt đầu tập đánh răng cho chó từ khi còn nhỏ, vào khoảng 8 tuần tuổi và duy trì thói quen đánh răng liên tục mỗi ngày. Hãy lựa chọn thời điểm cố định trong ngày để đánh răng cho chó, sau khi đánh răng hãy thưởng cho bé để bé thích thú hơn với hoạt động này.

Pet Icon mách nhỏ với bạn: Đừng lựa chọn lúc bé đang không thoải mái, căng thẳng, bực tức… để đánh răng cho bé nhé. Những lúc như vậy, bé sẽ không hợp tác và có thể gây tổn thương bạn. Thời điểm tốt nhất để đánh răng cho chó là sau khi bé vui chơi, tập thể dục xong, lúc này, cơ thể bé đã thấm mệt, bé sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn.

3. Hướng dẫn đánh răng cho chó đúng cách

3.1 Đánh răng cho chó cần chuẩn bị những gì?

Tất nhiên là bạn sẽ cần chuẩn bị kem đánh răng, nước súc miệng và bàn chải đánh răng cho chó:

Kem đánh răng cho chó:

  • Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho chó. 
  • Kem đánh răng của chó có nhiều mùi khác nhau, hãy thử và kiểm tra xem bé thích mùi nào để lựa chọn cho bé nhé.
  • Không nên sử dụng kem đánh răng của người để đánh răng cho chó, vì trong kem đánh răng của người có chứa fluor, một hoạt chất kích thích dạ dày, gây nôn mửa ở chó. 

Bàn chải đánh răng cho chó:

  • Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại bàn chải đánh răng dành riêng cho chó. Đặc điểm của bàn chải đánh răng chó là lông mềm hơn so với bàn chải đánh răng của người, có nhiều kích thước phù hợp với các giống chó để bạn có thể thoải mái lựa chọn một chiếc phù hợp với bé cưng của mình.
  • Bạn cũng có thể lựa chọn bàn chải đánh răng lồng ngón tay, chiếc bàn chải này sẽ giúp bạn vừa làm sạch răng, vừa massage nướu cho bé.

Nước thơm miệng cho chó:

Hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia và bác sĩ thú y để lựa chọn cho bé loại nước thơm miệng phù hợp với tình trạng răng miệng của bé nhé.

3.2 Các bước đánh răng cho chó

Lần đầu tiên đánh răng cho chó sẽ không dễ dàng, bạn sẽ cần kiên trì, huấn luyện để bé có thể tập được thói quen này.

Bước 1: Cho chó làm quen với tay bạn

Những ngày đầu tiên, hãy dùng tay vuốt ve quanh miệng và môi bé. Sau đó tiến dần vào bên trong răng và nướu của bé. Dùng ngón tay đẩy qua đẩy lại trong miệng để bé quen dần với cảm giác chà sát vào răng và nướu.

Lưu ý: Ở bước này bạn chỉ dùng tay thôi nhé, không sử dụng bất cứ dụng cụ nào khác. Việc cho bé làm quen với tay của bạn có thể sẽ mất một thời gian, có thể là vài ngày hoặc hơn.

Bước 2: Cho chó làm quen với kem đánh răng 

  • Sau khi bé đã quen với tay của bạn, hãy cho bé nếm thử vị kem đánh răng bằng cách cho một ít kem đánh răng ra tay của bạn và cho bé nếm. Việc này không những giúp bé quen dần với mùi vị kem đánh răng mà còn giúp bạn xác định được mùi kem đánh răng mà bé thích.
  • Khi bé đã quen với mùi vị của kem đánh răng. Tiếp theo, hãy cho kem đánh răng lên ngón tay của bạn và thực hiện động tác chà dọc theo răng và nướu bé. Giúp bé làm quen dần với động tác đánh răng. 

Bước 3: Cho chó làm quen với bàn chải 

  • Dần dần, bé sẽ không từ chối những động tác trên nữa, lúc này hãy cho bé nhìn ngắm chiếc bàn chải thật kỹ, sau đó cho kem đánh răng ra bàn chải và đưa bàn chải vào miệng bé. Những lần đầu, đừng vội chà vào răng bé nhé, hãy để bé làm quen từ từ với việc ngậm chiếc bàn chải và kem đánh răng trong miệng.

Để bé có thể quen với kem đánh răng và bàn chải sẽ cần mất khá nhiều thời gian, bạn hãy kiên nhẫn thực hiện mỗi ngày. 

Bước 4: Đánh 1 chiếc răng trước

Bé đã quen với bàn chải và kem đánh răng, không còn phản ứng lại nữa. Vậy thì bước tiếp theo, bạn hãy tiến hành đánh thử một chiếc răng cho bé trước. Lựa chọn răng nanh sẽ thuận lợi cho việc này vì răng nanh là chiếc răng dài nhất của chó.

Các bước tiến hành như sau:

  • Nhẹ nhàng dùng tay mở miệng bé ra.
  • Chải từ từ qua lại theo chiều dọc của răng và nướu.
  • Nếu bé trở nên khó chịu, gầm gừ, hãy vỗ về chúng. 
  • Nếu bé vẫn tiếp tục khó chịu và trở nên hung dữ, hãy dừng việc này và thử lại vào lần khác.

Sau khi chải xong, hãy khen thưởng bé. Điều này sẽ giúp bé thích thú với việc đánh răng.

Bước 5: Chải bề mặt ngoài của hàm răng

Ở bước này, hãy đảm bảo bé đã quen với việc chải một chiếc răng và bạn cần mở rộng vị trí chải răng cho bé. Không nên chải toàn bộ mặt ngoài của răng trong những lần đầu tiên mà hãy tăng dần độ rộng mỗi ngày nhé.

Sau một thời gian bé sẽ thoải mái để bạn chải cả hàm răng. Đến đây là bạn đã tạm xem là thành công trong việc tập chải răng cho chó.

Bước 6: Chải bề mặt trong của hàm răng

Khi bé đã hợp tác và quen với việc chải mặt ngoài, hãy bắt đầu tập chải mặt trong. Bạn cũng hãy tiến hành từ từ như việc tập chải mặt ngoài. 

Hãy nhẹ nhàng mở miệng bé ra, chải từ vị trí dễ nhất tới những vị trí khó hơn.

Cứ từ từ và kiên trì, việc bé làm quen với chải bề mặt trong sẽ khá mất thời gian hơn so với các bước trên.

Hoàn thành xong bước này, là bạn đã tập được thói quen đánh răng cho chó rồi đó!

Sau khi đánh răng, hãy cho bé sử dụng nước súc miệng dành riêng cho chó nhé.

Lưu ý: Tuyệt đối không la mắng, đánh chó trong suốt quá trình luyện tập thói quen đánh răng, bé sẽ cảm thấy hành động này là cưỡng ép và không hợp tác. Và đừng quên khen thưởng bé sau mỗi lần đánh răng nhé.

4. Chăm sóc chó đúng cách từ A – Z

Ngoài việc chăm sóc răng miệng cho chó, sen cũng cần quan tâm đến các mặt khác trong cuộc sống của bé như: Môi trường sống, dinh dưỡng cho chó, vui chơi với chó, tiêm vacxin phòng bệnh cho chó, dẫn chó đi khám thú y định kỳ, grooming chó thường xuyên… để bé luôn khỏe mạnh, tinh nghịch và đáng yêu.

Tham khảo những bài viết sau của Pet Icon để chăm sóc chó đúng cách từ A – Z:

>> Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi chó;

>> Cách nuôi chó cho người bận rộn;

>> Chế độ ăn cho chó;

>> Chó ăn bao nhiêu là đủ?;

>> Thực phẩm chó không được ăn

>> Grooming cho chó là gì?;

>> Cách chăm sóc lông chó;

>> Cách cắt tỉa lông chó tại nhà.

5. Khóa học grooming chó tại Pet Icon

Để có thể tự tay chăm sóc cún yêu một cách tốt nhất, bạn có thể lựa chọn tham gia các khóa học grooming chó chuyên nghiệp để trau dồi kiến thức về chó và trang bị những kỹ năng cần thiết như: Sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng, vệ sinh tai, vệ sinh móng, chăm sóc răng miệng, cắt tỉa lông, tạo hình lông… cho chó.

Pet Icon là một trong những đơn vị đào tạo grooming chó hàng đầu Việt Nam hiện nay. Tại Pet Icon, bạn sẽ có cơ hội học tập trong điều kiện đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các khóa học được thiết kế theo chương trình chuẩn quốc tế. 

Ngoài ra, khi học tập tại Pet Icon, bạn sẽ được giảng dạy trực tiếp bởi Master Giang Trịnh – Master có hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo grooming trong nước và quốc tế.

Hiện nay, Pet Icon đang giảng dạy những khóa học sau:

  • Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
  • Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
  • Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese… và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
  • Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.

Truy cập  https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.

Thông tin liên hệ: 

Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pets Icon Việt Nam

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88