
Hướng dẫn chi tiết cách huấn luyện chó ngồi xe máy ngoan: Loại xe máy nên chọn? Các bước dạy chó ngồi xe máy? Dạy chó bỏ thói quen chạy theo xe máy.
Nội dung chính:
- Nên lựa chọn loại xe máy nào cho chó ngồi?
- Các bước huấn luyện chó ngồi xe máy
2.1 Dạy chó giữ thăng bằng trên xe
2.2 Dạy chó ngồi lên xe khi có lệnh
2.3vDạy chó ngồi yên khi xe đang chạy - Lưu ý khi huấn luyện chó ngồi xe máy
- Làm sao để chó bỏ thói quen chạy theo xe?
4.1 Ngăn chặn chó chạy ra đường đuổi theo xe
4.2 Huấn luyện chó không chạy theo xe khi ra đường - Chăm sóc chó toàn diện
- Khóa học grooming chó tại Pet Icon
—
Nhiều người nuôi chó rất thích dẫn chó đi dạo, đi chơi bằng chiếc xe máy của mình. Để làm được điều đó, trước tiên bạn sẽ phải huấn luyện chó ngồi trên xe máy ngoan ngoãn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dạy chó ngồi yên trên xe để thuận tiện cho quá trình di chuyển. Pet Icon sẽ hướng dẫn bạn cách huấn luyện chó ngồi trên xe máy, hãy theo dõi bài viết sau để nắm thông tin chi tiết nhé!

1. Nên lựa chọn loại xe máy nào cho chó ngồi?
Trước khi bắt đầu huấn luyện chó ngồi xe máy, bạn cần đảm bảo bé đủ điều kiện sức khỏe để có thể đi xe máy. Các bác sĩ thú y sẽ giúp bạn xác nhận được điều đó, hãy đưa bé đến một cơ sở thú y uy tín để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé nhé.
Tùy vào kích thước của chó, miễn là bé có thể ngồi vừa lên chiếc xe máy của bạn thì bạn có thể thoải mái huấn luyện chó ngồi xe. Bạn có thể lựa chọn bất cứ chiếc xe máy nào như xe ga, xe số, xe côn, xe mô tô phân khối lớn, tất cả các loại xe máy chó đều có thể ngồi được.
2. Các bước huấn luyện chó ngồi xe máy
Sau đây là các bước huấn luyện chó ngồi xe máy bạn có thể áp dụng:
2.1. Cho chó làm quen với xe máy và dạy chó giữ thăng bằng trên xe
Bước đầu tiên để huấn luyện chó ngồi trên xe máy là cho bé làm quen với chiếc xe. Bạn hãy bế bé lên yên xe máy hoặc vị trí mà bạn mong muốn, cho bé ngồi trước mặt bạn, dùng tay giữ cho bé. Lặp lại hành động này cho tới khi bé chịu ngồi yên trên xe và không nhảy xuống.
Sau khi bé đã quen với chiếc xe máy, bạn hãy để bé ngồi một mình, không dùng tay giữ bé nữa.
Đầu tiên, hãy để bé ngồi trong khoảng 1 phút, nếu bé có động thái nhảy xuống, hãy giữ bé lại, sau đó lại tiếp tục buông tay để bé ngồi yên một mình. Tăng dần thời gian luyện tập cho bé. Khi kết thúc, hãy thưởng cho bé đồ ăn ngon, vuốt ve và khen bé giỏi. Nếu bé làm sai yêu cầu, hãy ra khẩu lệnh “sai” và giúp bé điều chỉnh lại hành vi ngay lập tức.
Tiếp tục luyện tập cho tới khi bé có thể ngồi yên trên xe trong thời gian lâu mà không cần tác động của bạn nữa thì chuyển qua bước tiếp theo.

2.2. Dạy chó ngồi lên xe khi có lệnh
Tiếp tục thực hiện cho chó cưng ngồi trên xe như trên, nhưng ở bước này khi đặt chó lên xe, bạn hãy đồng thời dùng khẩu lệnh “xe”. Lặp lại nhiều lần để bé quen với khẩu lệnh.
Tiếp theo, bạn cũng dùng khẩu lệnh với bé, nhưng không bế bé lên nữa mà dắt bé lên xe. Hãy buộc vào cổ bé một chiếc dây, khi hô khẩu lệnh, thì đồng thời kéo dây để đưa bé lên xe. Nếu bé hoàn thành tốt hãy thưởng đồ ăn ngon cho bé ngay. Tiếp tục tập cho tới khi bé tự chủ động nhảy lên xe khi nghe khẩu lệnh mà không cần bạn phải kéo dây nữa. Lúc này, bạn hãy bỏ chiếc dây ra luôn.
Những lần tập sau, hãy tăng dần khoảng cách giữa xe và chó, để dạy cho bé nghe hiệu lệnh là sẽ chạy lại nhảy lên xe.

2.3. Dạy chó ngồi yên khi xe đang chạy
Khi chó của bạn đã thành thạo 2 bước trên, thì bạn hãy tiếp tục dạy bé ngồi yên trên xe khi xe đang chạy. Bước này bạn sẽ cần đến một người hỗ trợ:
- Đầu tiên, người hỗ trợ sẽ ngồi vào vị trí lái xe, bạn hô khẩu lệnh “xe” để chó nhảy lên xe và ngồi yên trên xe. Sau đó, người hỗ trợ hãy nổ máy nhưng chưa cho xe chạy. Mục đích là để bé làm quen với tiếng động cơ xe. Những lần đầu, có thể bé sẽ hoảng sợ, nhảy xuống khỏi xe. Bạn hãy trấn an bé và lặp lại hành động cho tới khi bé ngồi yên trên xe khi xe đang nổ máy. Thưởng cho bé sau những lần hoàn thành tốt bài tập.
- Tiếp theo, lặp lại những bước trên và bắt đầu di chuyển xe trên những quãng đường ngắn, tăng dần khoảng cách và tốc độ di chuyển.
- Hãy nhớ thưởng cho bé cưng sau những lần hoàn thành tốt bài tập.
Hoàn thành bước này là bạn đã huấn luyện chó ngồi trên xe máy thành công rồi đó. Bạn sẽ tha hồ dẫn bé đi ra ngoài trên chiếc xe máy của mình.
3. Lưu ý khi huấn luyện chó ngồi xe máy
Một số lưu ý trong quá trình huấn luyện chó ngồi xe máy bạn nên lưu lại và áp dụng:
- Chó chỉ có thể ghi nhớ hành động trong 3s, sau thời gian này bé sẽ ghi nhớ hành động khác. Bởi vậy, trong quá trình huấn luyện bé, hãy khen thưởng ngay lập tức khi bé thực hiện tốt và dùng khẩu lệnh “sai” ngay khi bé làm sai yêu cầu.
- Chó rất ham chơi và hiếu động, vậy nên hãy lựa chọn những nơi vắng vẻ, yên tĩnh để huấn luyện chó, tránh để bé bị phân tâm vào những việc xảy ra xung quanh.
- Lựa chọn thời điểm huấn luyện chó rất quan trọng. Bé sẽ rất hào hứng được thưởng đồ ăn vào những lúc đói, vậy nên bạn hãy huấn luyện bé vào sáng sớm hoặc trước những bữa ăn chính khoảng 30 phút. Không nên huấn luyện khi bé mới ăn xong nhé, vì lúc này bé sẽ chẳng quan tâm đến phần thưởng của bạn mà chỉ muốn đi ngủ.
- Đừng ép buộc chó huấn luyện quá nhiều hoặc quá lâu, việc bạn quá nóng vội có thể làm bé hoảng sợ, phản ứng tiêu cực với những bài tập.
- Huấn luyện chó ngồi xe cũng giống như dạy một đứa trẻ một thói quen tốt, bạn cần kiên nhẫn, từ từ, sử dụng thái độ tích cực, tạo cảm giác hứng thú cho các bé trong quá trình tập luyện.
Hầu hết những chú chó đều yêu thích được ngồi trên xe máy di chuyển, bởi vậy, bạn có thể yên tâm là bé sẽ hoàn thành được bài huấn luyện ngồi trên xe máy nhanh thôi.
4. Làm sao để chó bỏ thói quen chạy theo xe?
Hầu hết mọi chú chó đều bị thu hút bởi những chuyển động, bé có xu hướng đuổi theo xe chạy trên đường, thậm chí là đuổi theo người đi bộ. Điều này có thể gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh, gây mất an toàn giao thông và nguy hiểm cho cả chó cưng của bạn. Vậy nên, việc huấn luyện chó không chạy theo xe là một việc làm cực kỳ cần thiết.

4.1. Ngăn chặn chó chạy ra đường đuổi theo xe
Nếu thấy chó cưng có hứng thú với những chiếc xe trên đường, bạn cần phải hướng sự chú ý của bé vào việc khác. Hãy gọi tên bé, cầm những món đồ chơi yêu thích của bé để thu hút sự chú ý của bé. Với những bé chó đam mê ăn uống, bạn có thể gọi bé chạy lại và thưởng đồ ăn cho bé.
Thực hiện hành động này liên tục cho tới khi bé không còn hứng thú với xe cộ và người qua đường nữa.
Lưu ý: Bạn hãy ngăn chặn bé đuổi theo xe ngay khi nhận thấy bé phấn khích với chiếc xe đang chạy. Nếu để bé chạy theo xe rồi thì rất khó để gọi bé quay lại.
4.2. Huấn luyện chó không chạy theo xe khi ra đường
Đeo xích cho chó và dẫn bé ra đường, khi thấy bé chuẩn bị hay lao theo xe thì giật xích lại và hô khẩu lệnh “đứng yên”.
Đổi các đoạn đường khác nhau để tăng hiệu quả tập luyện cho chó.
Thực hiện việc này lặp lại cho tới khi bé không còn chạy theo xe nữa.
Lưu ý: Không đánh chó, tạt nước vào chó… những hành động như vậy có thể làm bé tổn thương, hoảng sợ và chỉ tránh xa những chiếc xe trên đường khi có bạn ở bên. Không có bạn bé vẫn có thể đuổi theo xe như bình thường. Vậy nên, kiên nhẫn huấn luyện chó mới có thể mang lại kết quả tốt nhất.
Bạn cũng có thể xem thêm chuỗi bài viết về cách huấn luyện chó của Pet Icon để dạy chó thêm nhiều kỹ năng khác nhé:
>> Cách dạy chó nghe lời;
>> Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ;
>> Dạy chó không cắn phá đồ đạc;
>> Huấn luyện chó ngủ đúng chỗ;
5. Chăm sóc chó toàn diện
Bên cạnh chú trọng huấn luyện chó những thói quen tốt, bạn cũng cần quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của bé để bé có thể khỏe mạnh, xinh xắn và nghe lời hơn. Một số điều bạn cần lưu ý để chăm sóc chó mỗi ngày:
- Chó cần được sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Sen cần lưu ý thường xuyên vệ sinh nơi ăn, chỗ ngủ, khu vực vui chơi cho bé.
- Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ.
- Chuẩn bị cho chó những bữa ăn chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng.
- Luyện tập tăng cường thể lực cho chó bằng cách: Dẫn bé đi chơi, đi dạo, chạy bộ, chơi nhặt đồ, tập bơi cho chó…
- Hãy quan tâm đến cả sức khỏe tinh thần của chó: Không nhốt hay để chó một mình quá lâu, điều này có thể dẫn đến bé căng thẳng, khó chịu, hung dữ, thậm chí là trầm cảm.
- Chủ động chăm sóc sức khỏe của bé: Dẫn bé đi khám thú ý định kỳ, tiêm vacxin phòng bệnh cho chó, tẩy giun cho chó…
Grooming chó thường xuyên: Các hoạt động cần thiết như tắm sấy, chăm sóc móng, vệ sinh tai, chăm sóc răng miệng, chăm sóc da lông… rất cần thiết để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của bé cưng. Bạn có thể tự tay grooming chó hoặc dẫn bé đến những spa uy tín để được các chuyên gia chăm sóc tận tình nhé.

Hiện nay, nhiều bạn trẻ đam mê thú cưng đã tìm đến những khóa học grooming chó chất lượng để trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc cho bé cưng của mình, khóa học grooming sẽ mang lại điều gì cho người học?
- Giúp bạn nắm được những kiến thức về giống chó, cơ thể, từ đó thiết lập các chế độ dinh dưỡng, vận động cho bé hợp lý nhất.
- Học grooming có giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý bé cưng, nhờ vậy các hoạt động huấn luyện chó sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn.
- Giúp bạn trau dồi và thành thạo những kỹ năng như sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng, tắm, sấy, chải lông, cắt tỉa lông, móng… cho thú cưng.
Nếu bạn đang có ý định học grooming chó, hãy đảm bảo lựa chọn nơi uy tín để học tập nhé!
6. Khóa học grooming chó tại Pet Icon
Bạn có thể tham khảo một số khóa học grooming chó tại Pet Icon – Học viện đào tạo thú cưng chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khi học tập tại Pet Icon, bạn sẽ được:
- Lựa chọn khóa học grooming phù hợp với nhu cầu của mình;
- Chương trình học tập chuẩn quốc tế;
- Cam kết đầu ra, nhận bằng quốc tế tương ứng sau khi kết thúc khóa học;
- Thực hành 90% trên cún thật;
- Học tập và làm việc trực tiếp với Master Giang Trịnh – Master danh tiếng có hơn 9 năm kinh nghiệm giảng dạy grooming trong nước và quốc tế;
- Có cơ hội đi du học, trao đổi học viên quốc tế;
- Môi trường học tập hiện đại, tiện nghi.
Hiện nay, Pet Icon đang giảng dạy những khóa học sau:
- Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
- Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
- Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese…. và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
- Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.
Truy cập https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.
—
Thông tin liên hệ:
Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pets Icon Việt Nam
- Địa chỉ: 48 đường số 11, KDC Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0898 276008
- Email: pigavietnam@gmail.com
- Fanpage: Master Giang Trịnh – Học viện đào tạo cắt tỉa lông thú cưng Pet Icon.