Chó cưng bỗng nhiên uống quá nhiều nước làm bạn cảm thấy lo lắng? Hãy cùng Pet Icon điểm qua một số nguyên nhân và cách xử lý chó uống nhiều nước nhé.
Nội dung chính:
1. Nhu cầu uống nước của chó, khi nào thì chó uống quá nhiều nước?
2. Một số nguyên nhân khiến chó uống nhiều nước
2.1 Chó uống nhiều nước do vận động
2.2 Chó uống nhiều nước do bệnh lý
3. Làm gì khi phát hiện chó uống nhiều nước hơn bình thường?
4. Cách chăm sóc chó để bé luôn khỏe mạnh
5. Khóa học grooming chó tại Pet Icon
Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể sống, và chó cũng vậy. Mỗi ngày, chó sẽ cần bổ sung một lượng nước phù hợp để duy trì sự sống, trao đổi chất và sinh trưởng, phát triển. Vậy, chó uống nước bao nhiêu là đủ? Khi nào thì chó uống quá nhiều nước? Cùng Pet Icon tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
1. Nhu cầu uống nước của chó, khi nào thì chó uống quá nhiều nước?
Theo nhiều nghiên cứu về động vật học, nhu cầu nước của chó sẽ cần đáp ứng theo nguyên tắc: Bổ sung 70ml nước/1kg cơ thể/1 ngày. Đây là mức nước tối thiểu để chó có thể sinh tồn, duy trì sức khỏe và đảm bảo các hoạt động sống khác. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhu cầu nước hàng ngày của chó có thể thay đổi ít nhiều.
>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho chó
Ai cũng biết, uống đủ nước sẽ duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên, uống quá nhiều nước chưa hẳn đã là điều tốt. Là một sinh vật sống, điều này cũng không ngoại lệ đối với chó.
Vậy, khi nào có thể xác định là chó đang uống quá nhiều nước?
Theo quy tắc về nhu cầu nước có chó trên có thể xác định, nếu 1 chú chó bình thường có khối lượng 10kg thì sẽ cần bổ sung khoảng 700ml/ngày. Vậy, nếu uống đủ số lượng nước này, nhưng chó vẫn khát và uống thêm nhiều hơn thì bé đang uống quá nhiều nước.
2. Một số nguyên nhân khiến chó uống nhiều nước
Chó uống nhiều nước hơn so với nhu cầu thường nhật có thể do nhiều nguyên nhân, sau đây hãy cùng Pet Icon điểm qua một vài nguyên nhân phổ biến khiến chó uống nhiều nước nhé.
2.1 Chó uống nhiều nước do vận động
Chó vui chơi, chạy nhảy nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước. Khác với người, chó không làm mát cơ thể bằng cách toát mồ hôi mà lượng nước thoát ra ngoài để điều hòa nhiệt độ cơ thể sẽ thông qua việc lè lưỡi liên tục, mở rộng mạng lưới mạch máu ở mũi, bàn chân.
Khi chó hoạt động càng nhiều, lượng nước mất đi càng nhiều, yêu cầu bé cần uống để bù đắp nước cho cơ thể. Bằng cách này, chó có thể duy trì thân nhiệt ổn định và đảm bảo cơ thể trong trạng thái cân bằng.
Đôi khi, chó sau khi hoạt động sẽ có tâm lý thèm nước và muốn uống thêm nước. Lúc này, việc uống nhiều nước sẽ giúp bé thỏa mãn được nhu cầu của bản thân mình.
Việc chó uống nhiều nước hơn do vận động là một điều bình thường, không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu phát hiện bé lè lưỡi liên tục và uống nước không ngừng nghỉ thì bạn đừng chủ quan, hãy đưa bé đi khám bác sĩ thú y vì có khả năng bé đang gặp một số vấn đề về sức khỏe cần được theo dõi và xử lý sớm.
2.2 Chó uống nhiều nước do bệnh lý
Chó uống quá nhiều nước, uống nước liên tục có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Suy gan: Chó khát nước và uống nước liên tục, quá nhiều là một trong những biểu hiện của bệnh suy gan ở chó. Bên cạnh hiện tượng khát nước, bé sẽ có kèm nhiều biểu hiện khác khi mắc bệnh này như: Đi tiểu liên tục, biếng ăn, sụt cân nhanh chóng… Bệnh kéo dài lâu ngày có thể kéo theo hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy dẫn đến cơ thể mất cân bằng, ngày càng suy yếu, cạn kiệt năng lượng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm ở chó.
- Suy thận: Thận là cơ quan chính trong cơ thể thực hiện việc lọc máu, đào thải nước tiểu và các chất cặn bã thông qua đường tiểu. Suy thận ở chó được hiểu là thận không còn đủ khả năng đáp ứng vai trò của nó, dẫn đến một loạt các tác hại cho cơ thể bé. Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh suy thận là chó nôn, khát, uống nước và đi tiểu liên tục, nước tiểu có màu vàng đậm. Bé trở nên biếng ăn, lười vận động, gầy yếu, lông xơ xác, hơi thở gấp gáp… Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, cần kịp thời tìm ra nguyên nhân và điều trị cho bé.
- Bệnh tim: Bệnh lý về tim có thể làm tăng áp lực lên thành mạch máu, bé sẽ cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn để có thể điều chỉnh, cân bằng lại cơ thể.
- Tiểu đường: Do rối loạn nội tiết trong cơ thể, những chú chó bị tiểu đường sẽ bị mất cân bằng điện giải, đi tiểu nhiều, uống nước liên tục. Kèm với đó là biểu hiện chó gầy yếu, sụt cân nhanh…
- Bệnh cushing ở chó: Đây là hội chứng tăng năng vỏ thượng thận ở chó, bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sống bình thường và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh cushing ở chó là bé khát nước, cơn khát tăng dần và bé sẽ uống nước liên tục.
- Tăng hoạt động tuyến cận giáp: Những chú chó gặp các vấn đề về tăng hoạt động tuyến cận giáp sẽ gây tăng tiết hormon PTH. Bé sẽ có biểu hiện khát nước, uống nhiều nước kèm theo các dấu hiệu như gầy yếu, hay nôn, tăng canxi huyết… Bệnh có thể phát triển nhanh chóng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng bé.
- Viêm tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung (Ở chó cái): Một trong những biểu hiện của những bé chó bị viêm tử cung hoặc tăng sinh nội mạc tử cung chính là khát nước và uống nước nhiều, liên tục. Bé có thể kèm theo các biểu hiện như: Cơ thể gầy yếu, bụng dưới phình to, đau bụng dữ dội, có dịch mủ chảy ra ở âm hộ…
- Một số nguyên nhân khác như: Nhiễm trùng, ngộ độc hypercalcemic, nhiễm độc ure huyết… cũng dẫn đến hiện tượng khát nước và tăng cường uống nước ở chó.
3. Làm gì khi phát hiện chó uống nhiều nước hơn bình thường?
Có thể thấy, chó uống nhiều nước có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của bé. Bởi vậy, khi phát hiện chó bỗng nhiên uống nhiều nước hơn bình thường thì bạn đừng chủ quan, hãy đưa bé đến phòng khám thú ý gần nhất để các bác sĩ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để sớm tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp cho bé nhé.
4. Cách chăm sóc chó để bé luôn khỏe mạnh
Pet Icon sẽ gợi ý cho bạn một số điều cần lưu ý để chăm sóc chó một cách tốt nhất, giúp bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ, năng động. Cùng xem qua nhé:
- Đảm bảo môi trường sống của các bé luôn được vệ sinh sạch sẽ.
- Không bỏ qua những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho bé. Xem thêm những bài viết sau của Pet Icon để lên thực đơn ăn uống hợp lý nhất cho các bé nhé:
>> Top những thực phẩm chó không nên ăn
>> Có nên cho chó ăn thịt sống không?
- Lưu ý đừng nhốt bé quá lâu, vào buổi sáng sớm, chiều tối, bạn hãy dành thời gian để vui chơi, hoạt động thể chất với các bé. Những hoạt động mà bạn có thể làm cùng bé như: Dẫn chó đi bơi, đi dạo cùng bé, chơi trò chơi trốn tìm, nhặt đồ…
- Thường xuyên âu yếm, vuốt ve, tâm sự với bé mỗi ngày… không những sẽ giúp gắn kết tình cảm của sen và boss mà còn giúp tinh thần bé luôn thoải mái, dễ chịu.
- Chắc chắn bạn không được bỏ qua việc tiêm vacxin phòng bệnh cho chó theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe của các bé.
- Grooming chó thường xuyên: Các hoạt động cần thiết như tắm sấy, chăm sóc móng, vệ sinh tai, chăm sóc răng miệng, chăm sóc da lông… rất cần thiết để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của bé cưng. Bạn có thể tự tay grooming chó hoặc dẫn bé đến những spa uy tín để được các chuyên gia chăm sóc tận tình nhé.
Một số bài viết sau của Pet Icon có thể giúp bạn chăm sóc bé yêu đúng cách nhất, hãy xem qua nhé:
>> Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi chó;
>> Cách nuôi chó cho người bận rộn;
>> Cách cắt tỉa lông chó tại nhà.
5. Khóa học grooming chó tại Pet Icon
Bạn biết đấy, grooming chó là hoạt động cực kỳ quan trọng để giúp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho cún yêu. Sen có thể tự tay grooming chó bằng cách trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết như: Sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng, kỹ năng tắm, sấy, chải lông, cắt tỉa lông, vệ sinh tai, chăm sóc móng… cho bé yêu của mình. Các khóa học grooming thú cưng uy tín sẽ giúp sen.
Nếu chưa lựa chọn được khóa học grooming chó chất lượng, hãy tham khảo các khóa học tại Pet Icon – Học viện cắt tỉa thú cưng hàng đầu Việt Nam. Tại đây, bạn không những được tiếp cận với chương trình học tập chăm sóc thú cưng chuẩn quốc tế mà còn được giảng dạy trực tiếp bởi master Giang Trịnh – Master grooming có hơn 9 năm kinh nghiệm giảng dạy trong nước và quốc tế.