Nguyên nhân, biểu hiện chó lười uống nước? Chó bị mất nước có nguy hiểm không? Mách bạn cách khắc phục tình trạng chó lười uống nước và chăm sóc chó?

Nội dung chính:

  1. Chó uống nước bao nhiêu là đủ? Chó lười uống nước có nguy hiểm không?
    1.1 Vai trò của nước đối với cơ thể chó
    1.2 Chó uống bao nhiêu nước là đủ?
    1.3 Chó lười uống nước có nguy hiểm không?
  2. Biểu hiện chó lười uống nước, chó bị mất nước
  3. Nguyên nhân chó lười uống nước, mất nước
  4. Điều trị chó lười uống nước, mất nước
  5. Chăm sóc chó cưng toàn diện
  6. Khóa học grooming chó tại Pet Icon

Tất các cả sinh vật đều cần nước để duy trì sự sống, chó cũng không ngoại lệ. Vậy, chó uống nước bao nhiêu là đủ? Chó lười uống nước có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chó bị mất nước? Cùng Pet Icon tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Chó uống nước bao nhiêu là đủ? Chó lười uống nước có nguy hiểm không?

1.1 Vai trò của nước đối với chó

Nước là một thành phần rất quan trọng, chiếm khoảng 70 – 80% cơ thể chó. Nước có nhiều vai trò trong việc duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển của chó. Một số vai trò của nước đối với chó phải kể đến như:

  • Giúp điều hòa thân nhiệt của chó;
  • Giúp bôi trơn các khớp;
  • Bảo vệ các cơ quan nội tạng;
  • Là môi trường và cũng tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất, các phản ứng sinh lý, sinh hóa trong cơ thể chó;
  • Tham gia vào quá trình tuần hoàn, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cung cấp cho toàn bộ các tế bào trong cơ thể chó. 
  • Nước cũng tham gia trực tiếp vào quá trình đào thải độc tố và chất cặn bã cho cơ thể chó.

Tóm lại, nếu thiếu nước, chó sẽ không thể sống sót cũng như duy trì các hoạt động sống khác.

1.2 Chó uống bao nhiêu nước là đủ?

Theo nhiều nghiên cứu, nhu cầu nước của chó là khoảng 70ml/1kg trọng lượng cơ thể/ngày. Chó có thể được cung cấp nước thông qua việc uống nước trực tiếp, uống sữa, qua thức ăn hoặc truyền dịch. 

> Xem thêm: Dinh dưỡng cho chó

1.3 Chó lười uống nước có nguy hiểm không?

Chó lười uống nước sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu nước, mất nước, dẫn đến các hoạt động sống của cơ thể bị ảnh hưởng hay gián đoạn. Không đủ nước, các chất dinh dưỡng và oxy không thể phân phối đầy đủ cho các tế bào trong cơ thể chó. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cơ thể bé sẽ trở nên suy kiệt, thậm chí là mất mạng.

Một số kết quả nghiên cứu về chó khẳng định: Chó có thể nhịn ăn trong vòng 3 ngày, nhưng không thể nhịn uống quá 1 ngày.  Và như Pet Icon đã đề cập ở trên, vai trò của nước đối với chó là vô cùng quan trọng. Vì vậy, chó luôn cần được đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước để có thể sinh tồn, sinh trưởng và phát triển.

2. Biểu hiện chó lười uống nước, chó bị mất nước

Khi chó lười uống nước, lượng nước cung cấp cho cơ thể sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hiện tượng thiếu nước, mất nước. Biểu hiện phổ biến như sau: 

  • Chó tỏ ra bồn chồn, đi qua đi lại như đang tìm nước.
  • Nướu khô, miệng khô, hoặc hơi dính do thiếu nước bọt, nước bọt đặc, dính, tạo thành dạng dây, sợi.
  • Chó liếm mép liên tục, tỏ ra lo lắng, sợ hãi.
  • Chó nằm và tựa mũi vào bát nước.
  • Da chó trở nên kém đàn hồi: Nắm chặt da trên cổ và vai bé, nhẹ nhàng nhấc lên và thả ra. Nếu bé đang đủ nước, da sẽ hồi phục sau khoảng 2 giây. Nhưng nếu bé đang bị mất nước từ 7 – 8%, da sẽ co lại chậm, nếu mất nước trên 10%, da bé sẽ tạo nếp nhăn, không thể hồi phục lại như cũ.
  • Một số bé có thể có biểu hiện mắt trũng xuống, cơ co giật, không tự chủ, tứ chi bị lạnh.
  • Chó có thể bị nôn mửa nghiêm trọng.
  • Chó đi tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu vàng đậm hoặc có màu lạ.

Chó con sẽ dễ bị mất nước hơn chó trưởng thành. Việc chó con bị mất nước cũng có thể gây ra hậu quả nặng nề hơn so với chó trưởng thành. 

Tùy vào mức độ mất nước từ nhẹ đến nặng, nếu quá nghiêm trọng, không kịp thời bổ sung nước, bé có thể sẽ mất mạng. Do vậy, nếu thấy chó của bạn ngày càng trở nên mệt mỏi, yếu ớt, không chịu uống nước hoặc uống nhiều nước nhưng tình trạng mất nước không cải thiện thì bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ thú y ngay để kịp thời xử lý.

3. Nguyên nhân chó lười uống nước, mất nước

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó lười uống nước, mất nước, phải kể đến như: 

  • Chó bị ốm, mệt mỏi, ít vận động có thể dẫn đến lười uống nước;
  • Chó chán ăn, bỏ ăn;
  • Chó bị xuất huyết như lúc bị thương, chảy máu mũi… dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng;
  • Rối loạn tiêu hóa: Chó bị tiêu chảy, nôn ói dẫn đến mất nước. Tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân làm cho chó khó hấp thu nước từ thức ăn, nước uống;
  • Chó vận động nhiều, trời quá nóng sẽ khiến thân nhiệt chó tăng cao, bé sẽ phải điều hòa nhiệt độ bằng cách thoát hơi nước qua hơi thở, niêm mạc mũi hay lớp đệm chân. Nếu không kịp thời bổ sung lượng nước đã mất, chó sẽ bị thiếu nước, mất nước.
  • Chó ăn thức ăn có nhiều gia vị đặc biệt nhiều muối hay thức ăn quá khô cũng là nguyên nhân làm thay đổi hàm lượng các chất trong cơ thể, dẫn đến tình trạng không đủ nước để trung hòa các chất, chó sẽ bị khát nước, thiếu nước;
  • Khi chó gặp các vấn đề về đường tiết niệu, thận, tiểu đường… bé sẽ đi tiểu quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước.

Dù chó của bạn mất nước do nguyên nhân nào, thì tình trạng này cũng hết sức nguy hiểm và cần được kịp thời khắc phục để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra với bé. 

4. Điều trị chó lười uống nước, mất nước

Cách tốt nhất khi để phòng ngừa và chữa trị chó bị mất nước là cho bé uống thật nhiều nước sạch. Nếu trường hợp bé uống nhiều nước nhưng vẫn không cải thiện thì sẽ cần áp dụng các biện pháp y tế khác.

Nếu chó của bạn thường xuyên lười uống nước, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giúp bé thích uống nước hơn:

  • Cho thêm nước vào thức ăn của bé;
  • Thường xuyên thay nước cho chó;
  • Làm sạch bát đựng nước của bé;
  • Thêm nước hầm xương vào nước uống để kích thích vị giác của bé;
  • Đổi chén đựng nước hoặc di chuyển chén nước tới vị trí khác mà bé thích nô đùa. Có thể sẽ làm thay đổi cảm giác lười uống nước của bé;
  • Nếu bạn nuôi cùng lúc nhiều chó, hãy cho mỗi bé một bát nước riêng.

Đưa bé đến gặp bác sĩ thú y, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu nước của bé và có hướng điều trị phù hợp. Một số phương pháp bác sĩ thường áp dụng như:

  • Nếu chó không bị nôn mửa, tiêu chảy, bác sĩ sẽ cho bé uống nước liên tục.
  • Truyền dịch cho bé: Giúp bù nước và chất điện giải, cơ thể bé nhanh chóng cân bằng lại. 
  • Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp bù nước và chất điện giải cho bé.
  • Với những bé có tình trạng nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, ngoài việc bổ sung nước, bác sĩ sẽ kết hợp kê đơn thuốc đặc trị để kiểm soát tình trạng này.
  • Với những bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thận, tiểu đường… bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp dành cho bé.

5. Chăm sóc chó cưng toàn diện

Ngoài việc chú ý đáp ứng đủ nhu cầu nước cho chó cưng, sen cũng cần quan tâm đến mọi phương diện khác trong đời sống của bé để bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ, tràn đầy năng lượng và xinh xắn. 

Một số lưu ý sen nên áp dụng hàng ngày để chăm sóc bé:

  • Vệ sinh môi trường sống cho bé thường xuyên.
  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Một số bài viết sau của Pet Icon sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm lo nhu cầu ăn uống của bé, tham khảo thêm nhé:

>> Chó ăn bao nhiêu là đủ?

>> Top những thực phẩm chó không nên ăn.

  • Hãy tìm hiểu về giống chó bạn đang nuôi và thiết lập chế độ vận động phù hợp cho bé. Một số hoạt động bạn nên dành thời gian thực hiện với bé mỗi ngày như: Đi dạo, chơi trò nhặt đồ, tìm đồ, trốn tìm, dẫn chó đi bơi
  • Thường xuyên âu yếm, vuốt ve, tâm sự với bé mỗi ngày… Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của chủ, không cảm thấy cô đơn và vui vẻ hơn mỗi ngày.
  • Không quên tiêm vacxin phòng bệnh cho chó theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y nhé.
  • Khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe của các bé.
  • Grooming chó thường xuyên: Các hoạt động cần thiết như tắm sấy, chăm sóc móng, vệ sinh tai, chăm sóc răng miệng, chăm sóc da lông… rất cần thiết để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của bé cưng. Bạn có thể tự tay grooming chó hoặc dẫn bé đến những spa uy tín để được các chuyên gia chăm sóc tận tình nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bí quyết chăm sóc chó đúng cách qua các bài viết sau của Pet Icon: 

>> Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi chó;

>> Cách nuôi chó cho người bận rộn;

>> Cách chăm sóc lông chó;

>> Cách cắt tỉa lông chó tại nhà;

>> Những bệnh ngoài da phổ biến ở chó và cách phòng tránh.

>> Làm gì khi chó uống quá nhiều nước? 

6. Khóa học grooming chó tại Pet Icon

Để đảm đương việc chăm sóc chó cưng, nhiều người đã lựa chọn một khóa học grooming chất lượng, phù hợp để có thể nhanh chóng học hỏi được những kiến thức và thành thạo các kỹ năng để chăm sóc bé như: Sử dụng các dụng cụ cắt tỉa thú cưng, kỹ năng tắm, sấy, chải lông, cắt tỉa lông, vệ sinh tai, chăm sóc móng… 

Pet Icon được biết đến là địa chỉ học tập grooming thú cưng uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Pet Icon hiện đang được điều hành và dẫn dắt bởi master Giang Trịnh – Master có hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo grooming trong nước và quốc tế. Master Giang Trịnh cũng được biết đến là master Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại được mời đứng lớp giảng dạy grooming quốc tế.

Hiện nay, Pet Icon đang giảng dạy những khóa học sau:

  • Khóa học pet grooming cơ bản Level C: Đây là khóa học dành cho những bạn mới bắt đầu học tập và làm quen với nghề. Bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cơ bản nhất về các loại thú cưng và cách chăm sóc cơ bản cho các bé.
  • Khóa học pet grooming nâng cao: Sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học này chuyên về Poodle để giúp bồi đắp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
  • Khóa học pet grooming Level B: Đây là khóa học dành cho những bạn đã hoàn thành khóa học cơ bản Level C. Tại khóa học này, bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về các giống chó khác nhau như: Bichon, Shih Tzu, Maltese… và cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng đi kéo. Và đặc biệt hơn bạn sẽ được học hỏi và tìm tòi sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo hình 3D. Kết thúc khóa học bạn sẽ có thể trở thành một groomer chuyên nghiệp hay tiến xa hơn là trở thành một master trong tương lai.
  • Khóa học pet grooming Level A: Khóa học đào tạo chuyên sâu về Dog Show. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể trở thành một người điều khiển, dẫn dắt chương trình Dog show chuyên nghiệp.

Truy cập  https://peticon.edu.vn/khoa-hoc để tìm hiểu thêm về các khóa học nhé.

Thông tin liên hệ: 

Trường đào tạo cắt tỉa thú cưng Pets Icon Việt Nam

iWin Link Uniscore ty so truc tuyen miễn phí ee88